Đánh giá một số quy định về hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 89 - 91)

và hỗ trợ kịp thời để có thể hoạt động có hiệu quả và người lao động có thể tiếp tục gắn bó với cây cà phê.

II. Đánh giá một số quy định về hợp đồng lao động trong Bộ luật Laođộng động

1. Ưu điểm

Bộ luật Lao động được Quốc hội khố IX kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và được Chủ tịch nước Lê Đức Anh cơng bố ngày 5 tháng 7 năm 1994 và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 1995. Cho đến nay, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần qua các năm 2002, 2006 và 2007. Đây là một Bộ luật quan trọng điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội có liên quan đến quan hệ lao động. Nhìn chung, Bộ luật Lao động đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của nền kinh tế thị trường, trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Với tư cách là một chế định của luật lao động, các qui định về hợp đồng lao động được hình thành trên cơ sở sự chi phối của nguyên tắc, tư tưởng chỉ đạo trong Bộ luật Lao động. Do đó, pháp luật hợp đồng lao động ra đời khơng chỉ vì quyền lợi của nhà nước, xã hội mà trước hết nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Đây cũng chính là một trong những điều kiện duy trì sức sống của bất cứ vi phạm pháp luật nào, bởi trong mọi quan hệ pháp luật các chủ thể chỉ thực thi bảo đảm thực hiện pháp luật một cách thực sự nếu họ nhận thấy trong hệ thống pháp luật có phản ánh nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của mình. Vì vậy cần khẳng định Bộ luật Lao động ra đời nói chung và chế định về hợp đồng lao động nói riêng ra đời là được sự xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động.

Qua hơn hơn 17 năm áp dụng, Bộ luật Lao động đã có những tác động mạnh mẽ trong thực tế xã hội trong quan hệ lao động với những ưu điểm đáng ghi nhận. Nó đã phản ánh được những tính chất, đặc trưng của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy nhiên, do việc triển khai Bộ luật Lao động cịn chậm và thiếu đồng bộ, hướng dẫn cịn có các nội dung chưa thống nhất, chưa cụ thể, từ đó

dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi thực hiện. Mặt khác ý thức pháp luật của các chủ thể trong quan hệ lao động cũng là một nguyên nhân. Có thể nhận thấy một số ưu điểm của Bộ luật Lao động như sau:

Thứ nhất, môi trường pháp lý mới về lao động đã được thiết lập. Các quan hệ lao động theo hợp đồng lao động ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các quan hệ lao động. Pháp luật lao động hiện hành đã mang lại một sức sống mới cho thị trường lao động. Số lượng và tỷ trọng lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Quan hệ lao động và hợp tác quốc tế về lao động đã được mở rộng;

Thứ hai, quan niệm về việc làm đã có những thay đổi căn bản, từ chỗ chỉ muốn vào biên chế nhà nước, nay đông đảo người lao động đã chuyển sang tìm việc làm ở khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Các quy định của pháp luật lao động đã góp phần to lớn vào việc đảm bảo nhu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế quốc dân. Hàng năm, có hàng ngàn lao động được tuyển mới và tái tuyển dụng vào các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc áp dụng pháp luật lao động, áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động vào việc thiết lập và vận hành quan hệ lao động theo sự thoả thuận ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội;

<<

Thứ ba, các quan hệ hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động, quan hệ giữa tập thể lao động với bên sử dụng lao động được điều chỉnh đã tạo nên diện mạo mới, có tính khoa học và thực tiễn cao, chi phối và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quan hệ lao động. Sự điều chỉnh đó đã xác định rõ ràng địa vị pháp lý và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động thông qua hệ thống quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và người sử dụng lao động về các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình lao động;

Thứ tư, hệ thống các văn bản pháp luật lao động có vai trị quan trọng đã góp phần vào việc định hướng chính sách, hướng dẫn thực hiện các nội dung quan hệ lao động và từng bước thiết lập kỷ cương trên thị trường lao động cũng như trong hoạt động quản lý nhân lực và là những căn cứ pháp lý chủ yếu để áp dụng giải quyết các tranh chấp lao động, những phát sinh trong quá trình lao động.

Bên cạnh những ưu điểm, những mặt được, Bộ luật Lao động nói riêng, pháp luật lao động nói chung, với tư cách là hệ thống pháp luật chuyên biệt, chuyên ngành còn những hạn chế, bất cập, nhiều quy định khơng cịn phù hợp, có những vấn đề chưa được quy định trong Luật, vì vậy phải sớm được xem xét khắc phục, sửa đổi, bổ sung vì những lẽ sau:

Trải qua thời gian 17 năm, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung 3 lần nhưng tính chất “luật khung” vẫn cịn nặng. Đi kèm theo Bộ luật, Chính phủ đã ban hành hơn 30 nghị định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành hữu quan đã ban hành tới 68 Thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều, khoản chưa hướng dẫn được, đơn cử như chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp có đơng lao động nữ, nhiều nội dung trong Nghị định, Thơng tư cịn chồng chéo, chắp nối.

Bộ luật Lao động chưa dung nạp hết những quy tắc căn bản của quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường. Một trong những “quy tắc” đó là, phải tạo ra nền móng pháp luật đồng nhất, thúc đẩy khả năng tự điều chỉnh của các quan hệ lao động. Trong khi đó một số quy định của Bộ luật lại mang tính mệnh lệnh, chỉ thị. Ví dụ như tại điều 170a, khoản 1, điểm b, giao quyền giải quyết tranh chấp lao động cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dưới dạng “can thiệp hành chính” là khơng thích hợp. Bộ luật cũng chưa quy định rõ ràng về cơ chế ba bên mà mới chỉ có quy định việc tham khảo ý kiến các bên. Cách thể hiện trong luật làm cho mọi người hiểu dường như Nhà nước thốt ly sự đối thoại bình đẳng với hai bên (người lao động và người sử dụng lao động). Mặt khác, vì chưa quy định rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cơ chế ba bên nên các cơ quan nhà nước khi thay mặt Nhà nước giải quyết các vụ việc nhiều khi lúng túng.

Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung ba lần, nhưng cho đến lần sửa đổi, bổ sung gần nhất (năm 2007), Bộ luật Lao động vẫn chưa tạo ra được cơ sở pháp lý khoa học có tính thực tiễn cao cho việc giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết các cuộc đình cơng có hiệu lực theo luật... Vì vậy, hồn thiện pháp luật lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần an sinh xã hội là một vấn đề đang đặt ra.

III. Một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về hợp đồng laođộng và thực hiện hợp đồng lao động tại công ty TNHH Một TV cà

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 89 - 91)