Bảo hộ lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 39 - 44)

II. Những khái niệm cơ bản

4. Bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động là tất cả các hoạt động mang tính bảo đảm và phòng hộ về sức khỏe cho người lao động. Bao gồm tổng hợp các công tác cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động, giảm thiểu các tác hại của yếu tố đã tác động đến sức khỏe của người lao động. Vì sức khỏe và tính mạng của người lao động là tài sản vô giá của chính họ và xã hội. Người lao động có sức khỏe mới có thể giao kết hợp đồng lao động và thực hiện các công việc làm ra của cải vật chất ho bản thân và cho xã hội.

Đảm bảo sức khỏe cho người lao động nói riêng và công dân Việt Nam nói chung là nội dung pháp lý được quy định trong Hiến pháp 1992, cụ thể tại điều 61: “ Công dân Việt Nam có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe”.

Bảo hộ lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động nói chung đều nhằm mục đích bảo đảm, bồi dưỡng sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, bảo hộ lao

động trong phạm vi hoạt động lao động sản xuất chỉ là một phần nội dung của bảo vệ sức khỏe, còn bảo vệ sức khỏe nói chung cho người lao động là trong mọi lĩnh vực: sản xuất, nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình và trong xã hội,….

Chế định bảo hộ lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật về điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động; và bao gồm cả vấn đề quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nước ta đã gia nhập WTO, nên yêu cầu về một môi trường lao động lành mạnh – đảm bảo điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc để có thể thu hút nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao và đầu tư của thế giới vào thị trường Việt Nam.

4.1. An toàn lao động, vệ sinh lao động

Quy định An toàn lao động, vệ sinh lao động là một trong các nội dung chính không thể thiếu trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động đã trở thành một chế định trong Bộ luật lao động, điều này có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức

khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.

Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong

doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...

Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động

động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp...)

Do đó, bất cứ đơn vị sử dụng lao động nào, nơi làm việc cũng phải đảm bảo về không gian, độ thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về hơi, khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, đọ rung và các yếu tố khác. Các yếu tố này phải được kiểm tra định kỳ. Và phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi đặt máy móc, thiết bị nơi có chất nguy hại.

Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh tại nơi làm việc.

4.2. Chế độ phòng hộ cho người lao động

Đây là những quy định về phương tiện cá nhân giúp người lao động phòng, chống lại những nhân tố không an toàn, không vệ sinh trong lao động sản xuất. Theo đó, người lao động phải được trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân. Và các phương tiện này phải đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định và phải được kiểm tra định kỳ, đánh giá lại về chất lượng hoặc đặc chủng.

Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện không đúng hay không đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước đã ban hành.

Người lao động có trách nhiệm sử dụng, bảo quản tốt các phương tiện bảo đảm tốt các phương tiện cá nhân. Hơn hết, người lao động phải có ý thức về sử dụng những trang bị bảo hộ này như là những phương tiện bảo vệ mình như găng tay, ủng, kính, mũ, dây an toàn, vv….

4.3. Chế độ bảo đảm sức khỏe cho người lao động

Người sử dụng lao động khi tuyển dụng sắp xếp lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc và phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động.

Khi sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế thực hiện.

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khỏe cho người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết. Người lao động còn được hưởng chế độ điều trị, điều dưỡng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh nói trên kết hợp với chế độ bảo hiểm y tế.

4.4. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xẩy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, các yếu tố có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Tai nạn lao động có thể phân theo mức độ: tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp do ảnh hưởng và tác động thường xuyên có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.

Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4.5. Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động đặc biệt.

Người lao động đặc biệt, họ là những người lao động có những đặc điểm riêng về thể lực và trí lực không giống như những người lao động bình thường. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của những đối tượng là lao động đặc biệt, pháp luật cần có những quy định riêng để bảo vệ nhóm người này để tạo điều kiện cho họ tham gia vào quan hệ lao động, tận dụng nguồn nhân lực có tiềm năng và qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với những đối tượng này.

Thứ nhất, đối với người lao động chưa thành niên. Người chưa thành niên là

người chưa đủ 18 tuổi, là người chưa phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bình thường của họ khi tham gia lao động, pháp luật phải có những quy định bảo vệ lao động chưa thành niên. Cụ thể như sau:

- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực và trí lực của họ.

- Trẻ em dưới 15 tuổi chỉ được làm một số nghề và công việc nhất định, Khi nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.

- Người sử dụng lao động phải áp dụng ngày làm việc rút ngắn với lao động chưa thành niên và chỉ sử dụng họ làm việc ban đêm, làm thêm giờ trong một số nghề và công việc theo quy đinh của pháp luật.

Thứ hai, đối với lao động nữ. Xuất phát từ tính chất lao động đặc thù của lao

động nữ là phải thực hiện cả hai chức năng và sinh đẻ, nuôi dạy con nên lao động nữ cần phải được quan tâm, tạo điều kiện để họ có thể phát huy hiệu quả năng lực nghề nghiệp và được bảo đảm sức khỏe.

- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của người lao động nữ.

- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.

- Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.

- Rút ngắn thời gian làm việc đối với những người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Thứ ba, đối với người lao động là người cao tuổi, người tàn tật. Đây là những

người mà tình trạng sức khỏe bị suy giảm, do đó cần có chế độ lao động riêng để phù hợp với sức khỏe của họ. Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng

người cao tuổi, người tàn tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ.

Người tàn tật thường xuyên được chăm sóc sức khỏe và không sử dụng người tàn tật làm đêm, làm thêm giờ khi họ bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên. Thời giờ làm việc của người cao tuổi, người tàn tật được rút ngắn và họ được làm việc tại những nơi có điều kiện an toàn, vệ sinh lao động phù hợp.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w