Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 49 - 51)

II. Những khái niệm cơ bản

5.4.Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

5. Tranh chấp lao độngvà giải quyết tranh chấp lao động

5.4.Trình tự giải quyết tranh chấp lao động

5.4.1. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Bước 1: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

 Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp

hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản.

 Nếu không không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết.

Bước 2: Nếu hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bên tranh chấp có thể khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện. Đó là:

 Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về

trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao

động;

 Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

5.4.2. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Bước 1: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

 Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp

hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản.

 Nếu không thành thì lập biên bản hòa giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng. Mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

Bước 3: nếu hòa giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết.

Nếu hai bên vẫn còn tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân giải quyết theo thẩm quyền, trình tự quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc tiến hành các thủ tục để đình công.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hòa giải.

Tại phiên họp giải quyết tranh chấp phải có mặt các đại diện được ủy quyền của hai bên tranh chấp hoặc. Trường hợp cần thiết, phiên họp sẽ có đại diện của công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện của cơ quan nhà nước tham dự.

Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét:

 Nếu chấp thuận thì lập biên bản hoà giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp

hành các thoả thuận đã ghi trong biên bản;

 Nếu không thành thì lập biên bản hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết vụ tranh chấp bằng quyết định của mình và thông báo ngay cho hai bên tranh chấp. Nếu hai bên không có ý kiến thì quyết định có hiệu lực thi hành.

Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài, thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công; Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Toà án xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài (yêu cầu này không cản trở quyền đình công của tập thể lao động).

Trên đây là một số vấn đề lý luận liên quan mật thiết với Hợp đồng lao động cần phải quan tâm và làm rõ. Tiếp theo, tôi xin trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 49 - 51)