Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 49 - 50)

II. Những khái niệm cơ bản

5.4.1.Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

5. Tranh chấp lao độngvà giải quyết tranh chấp lao động

5.4.1.Trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Bước 1: Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt 2 bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của họ. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

 Nếu chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. Hai bên có nghĩa vụ chấp

hành các thỏa thuận đã ghi trong biên bản.

 Nếu không không thành thì lập biên bản hòa giải không thành. Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết.

Bước 2: Nếu hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bên tranh chấp có thể khởi kiện trực tiếp vụ án lao động ra Toà án nhân dân mà không nhất thiết phải qua Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc Hòa giải viên lao động cấp huyện. Đó là:

 Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về

trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 Tranh chấp về bồi dưỡng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao

động;

 Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan Bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội;

 Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 49 - 50)