Chế độ bảo hiểm về thai sản

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

II. Những khái niệm cơ bản

3.1.2.Chế độ bảo hiểm về thai sản

3. Bảo hiểm xã hội

3.1.2.Chế độ bảo hiểm về thai sản

3.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.1.2.Chế độ bảo hiểm về thai sản

Việc thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi dạy con cái đã khiến cho phụ nữ có những đặc điểm tâm sinh lý riêng. Vì vậy, pháp luật lao động đã có những quy định riêng đối với lao động nữ. Chế độ trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong bảo hiểm xã hội cũng nhằm thực hiện mục đích ấy. Chế độ bảo hiểm thai sản đảm bảo hai chức năng cho người lao động là lao động xã hội và lao động gia đình.

Theo đó, lao động nữ mang thai, sinh con; người lao động nhận nuôi con dưới 04 tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản; người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con dưới 04 tháng tuổi phỉa

đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Chế độ thai sản gồm chế độ khám thai, chế độ khi xảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu; chế độ khi sinh con; chế độ nhận con nuôi; chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và người lao động, người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này. Cụ thể như sau:

- Trong thời gian mang thai, người lao động nữ được nghỉ khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. - Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được hưởng chế độ thai sản 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng; 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng; 20 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng; 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sinh con của lao động nữ sinh con có thể là 04 tháng, 05 tháng, 06 tháng phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh.

- Sau thời gian hưởng chế độ thai sản àm sức khỏe của người lao động nữ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định. Mức dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, tính cả tiển đi lại, tiền ăn, ở.

Mức trợ cấp thai sản bẳng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sảy thai, khi sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương, tiền công các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 31 - 33)