Chế độ tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 33 - 34)

II. Những khái niệm cơ bản

3.1.3.Chế độ tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp

3. Bảo hiểm xã hội

3.1.3.Chế độ tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp

3.1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.1.3.Chế độ tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp

Người lao được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm sức khỏe, khả năng làm việc hay khi mắc bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị mắc các bệnh đó.

Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gồm hai nội dung là chế độ tai nạn và chế độ bệnh nghề nghiệp. Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khác với bảo hiểm khác là vừa do quỹ bảo hiểm vừa do người sử dụng lao động trả vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có liên quan đến việc sử dụng lao động. Theo đó, người lao động sẽ được người sử dụng lao động chi trả các chi phí y tế và tiền lương trong thời gian sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị xong thương tật khi đã có kết quả giám định, sau đó được sắp xếp công việc phù hợp. Tùy theo mức suy giảm khả năng lao động và căn cứ vào tiền lương tối thiểu chung người lao động được hưởng trợ cấp thương tật do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có 02 loại trợ cấp là trợ cấp 01 lần và trợ cấp hàng tháng.

Chế độ trợ cấp một lần được áp dụng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 05% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ trợ cấp hàng tháng được áp dụng nếu tỉ lệ thương tật của người lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng nghỉ việc được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.

Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe vẫn còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định. Và mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày bằng 25% mức

lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung tính cả tiền đi lại, ăn, ở.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp (Trang 33 - 34)