0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện kết học

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 30 -35 )

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.3. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện kết học

a. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

Ở Việt ngữ học, cho đến nay, đây là hướng phân tích CTCP câu tiếng Việt phổ biến nhất, hiện vẫn được sử dụng trong ngữ pháp nhà trường. Hướng phân tích này chịu ảnh hưởng cách tích phân tích cấu trúc câu theo quan hệ chủ - vị của ngữ pháp truyền thống châu Âu, đặc biệt là ngữ pháp tiếng Pháp.

Trong các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên đi theo hướng này (Trần Trọng Kim [34], Phan Khôi [32], Bùi Đức Tịnh [47]), CTCP của câu thường được mô tả qua khái niệm mệnh đề với nòng cốt là CT C-V. Theo Trần

Trọng Kim thì phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh đề để lập thành câu. Mệnh đề bao gồm hai thành phần chính là chủ từ (tiếng đứng làm chủ) và động từ hay tính từ (chỉ cái dụng hay cái thể của chủ từ); ngồi ra cịn có túc từ phụ thêm cho chủ từ, động từ, tính từ [34, tr.21-29].

Để mô tả CTCP của câu đơn, Phan Khôi đã xác định một danh sách thành phần câu đầy đủ hơn (gồm 6 thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ túc ngữ, hình dung phụ gia ngữ và phó từ phụ gia ngữ), trong đó chủ ngữ và vị ngữ được coi là hai thành phần chủ yếu của câu [32]. Điều đáng lưu ý là Phan Khôi đã thay thế các thuật ngữ chủ từ/động từ bằng các thuật ngữ chủ ngữ/vị ngữ, phản ánh đúng hơn bản chất ngữ pháp (chức năng chứ không phải từ loại) và tính cấp độ (ngữ chứ không phải là từ) của các thành phần câu hữu quan. Quan điểm cho rằng CTCP của câu (câu đơn) tương ứng với CT C-V của mệnh đề ngữ pháp (cú) được các nhà Việt

ngữ học kế thừa và phát triển theo những hướng khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân CTCP của mệnh đề/câu đơn theo quan hệ chủ -

vị và dùng các thuật ngữ cụm từ chủ - vị (Nguyễn Kim Thản), kết cấu chủ - vị (Hoàng Trọng Phiến), cụm chủ - vị (Diệp Quang Ban) hay câu chủ - vị (Lê Xuân

Thại) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng CTCP

của câu không phải là một kết cấu chủ - vị mà là một kết cấu TĐ (focal construction) có vị ngữ làm trung tâm và các bổ ngữ TĐ (focal complement), trong

đó chủ ngữ cũng chỉ là một loại bổ ngữ (Thompson 1965), hoặc là một cấu trúc nòng cốt tối giản gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc (Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp).

Mặc dù thống nhất chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu đơn/mệnh đề nhưng các tác giả theo hướng phân tích này chưa thống nhất với nhau về chức năng của chủ ngữ và vị ngữ. Một số tác giả cho rằng CT C-V biểu hiện một sự tình, trong đó chủ ngữ thường biểu thị chủ thể của hành động (q trình hay trạng thái) cịn vị ngữ biểu thị hành động (quá trình, trạng thái của chủ thể). Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê quan niệm câu đơn là câu diễn tả một sự tình, trong đó chủ từ biểu thị các chủ thể hay là “chủ sự” của sự tình. Tương tự, Diệp Quang Ban coi chủ ngữ là thành phần chính “chỉ ra cái đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc có thể chấp nhận cái đặc trưng (hành động, trạng thái, tính chất, v.v…) sẽ được nói ở vị ngữ” [2, tr.119), cịn vị ngữ là thành phần chính “nói lên cái đặc trưng vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt hợp lý cho vật nói ở chủ ngữ” [2, tr.142]. Nói tóm lại, theo cách tiếp cận này, CT C-V có chủ ngữ trùng với chủ thể logic của sự tình.

Theo một số tác giả khác thì CT C-V khơng chỉ có chức năng biểu hiện sự tình mà cịn có chức năng truyền tải một thơng điệp (hay biểu hiện một phán đoán). Khi nói về câu, Bùi Đức Tịnh [47] cho rằng câu cho biết người hay vật được nói đến và trình bày một việc xảy ra cho người ấy hay vật ấy. Trên cơ sở đó, tác giả đã định nghĩa chủ ngữ và vị ngữ bằng chức năng của chúng trong việc tổ chức thông điệp chứ khơng phải bằng chức năng biểu hiện sự tình. Theo cách hiểu này thì kết cấu chủ - vị có chủ ngữ khơng chỉ trùng với chủ thể logic mà cả với chủ thể tâm lý (“cái được nói tới”) của phán đốn. Sau Bùi Đức Tịnh, nhiều tác giả khác như Nguyễn

Kim Thản, Lê Xuân Thại cũng nhấn mạnh đến chức năng tổ chức thông điệp của CT C-V khi cho rằng chủ ngữ biểu hiện “sở đề” hay “cái nói đến” cịn vị ngữ biểu thị “sở thuyết” hay “thuyết minh cho chủ ngữ”. Với cách nhìn này, hướng phân tích theo CT C-V tiến gần đến hướng phân tích câu theo CT Đ-T. Tuy nhiên ngay cả khi thay đổi cách nhìn về chức năng của CT C-V, mở rộng hơn ngoại diên của chủ ngữ và bổ sung thêm các chức năng khác như chủ đề, hay khởi ngữ… thì cách phân tích câu theo quan hệ chủ - vị cũng chỉ bao quát được một phạm vi rất hạn hẹp các kiểu câu của tiếng Việt mà thôi.

Dù vậy, thành tựu của việc phân tích câu tiếng Việt theo CT C-V là đã nêu được ý nghĩa logic của chủ ngữ và vị ngữ; đồng thời nhận diện và miêu tả vị ngữ thông qua cấu tạo của đoản ngữ động từ, tình từ.

b. Phân tích câu theo CT Đ-T

Hướng phân tích câu theo CT Đ-T xuất hiện trong Việt ngữ học trước hết do sự bất cập của hướng phân tích theo CT C-V. Khi chuyển từ việc coi kết cấu chủ - vị có chức năng biểu thị sự tình sang chức năng truyền tải thông điệp (biểu thị một phán đoán hay nhận định), nhiều nhà nghiên cứu theo quan điểm chủ - vị đã thấy rằng các kết cấu chủ - vị có chủ ngữ trùng với chủ thể tâm lí. Ví dụ [10, tr.3]:

(6) Giáp biết chuyện ấy.

(7) Họ giỏi lắm.

cũng có những trường hợp, chủ ngữ khơng trùng với chủ thể tâm lí. Ví dụ:

(8) Cái gì Giáp cũng biết.

(9) Bộ đội họ giỏi lắm.

Để phân biệt các chủ thể tâm lí khơng trùng với chủ ngữ, các nhà nghiên cứu

đã đề xuất thêm một thành phần câu mới là chủ đề (Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê), khởi ngữ (Nguyễn Kim Thản), đề ngữ (Diệp Quang Ban). Như vậy, thực chất việc đưa thêm các khái niệm chủ đề, đề ngữ hay khởi ngữ… chỉ là một giải

pháp tình thế nhằm khắc phục sự chênh nhau giữa chủ ngữ (ngữ pháp) và chủ thể tâm lí, và điều đó cũng cho thấy sự hạn chế của kết cấu chủ - vị nói chung và khái niệm chủ ngữ nói riêng. Để tránh những bất cập này của cách tiếp cận chủ - vị, với quan niệm coi câu là một ngữ đoạn kết thúc, mang một thơng báo hồn chỉnh, tác giả Lưu Vân Lăng đã đề xuất cách phân tích câu theo CT Đ-T thay cho cấu trúc

chủ - vị, trong đó khái niệm đề được mở rộng, bao gồm không chỉ các chủ ngữ ngữ pháp điển mẫu (trùng với chủ thể logic và chủ thể tâm lí) mà cả một số trường hợp

được các tác giả khác coi là khởi ngữ hay đề ngữ (Cái gì, anh Giáp cũng biết) thậm chí là trạng ngữ (Xã bên, lúa tốt). CT Đ-T được Lưu Vân Lăng phân biệt với cấu trúc thơng tin cũ – mới của lí thuyết phân đoạn thực tại và được áp dụng không chỉ

cho câu mà cho cả cú [31, tr.17].

Tác giả Cao Xuân Hạo là người đầu tiên áp dụng một cách triệt để quan hệ đề - thuyết vào việc phân tích CTCP câu tiếng Việt. Theo đó, câu với tư cách là đơn vị “thông báo một mệnh đề” hay “phản ánh một nhận định” được cấu trúc hóa thành hai phần đề và thuyết, trong đó “đề là điểm xuất phát, là cái cơ sở, cái điểm tựa làm bàn đạp cho đà triển khai của câu” ở phần thuyết [20 tr.154]. Với cách

hiểu này, trong CT Đ-T của Cao Xuân Hạo, phần đề không chỉ bao gồm các chủ ngữ điển mẫu (Tôi xem phim này rồi), chủ đề hay khởi ngữ (Tôi tên là Nam, Phim này tôi xem rồi) mà cả những trường hợp các tác giả khác coi là trạng ngữ (Ở đây mọi người đều làm việc), tình thái ngữ (Theo tôi, Nam thế nào cũng trúng cử), thành phần câu ghép (Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy) hoặc bị gạt sang một bên như những trường hợp ngoại lệ (Chó treo, mèo đậy; Cần tái, cải nhừ)... Cách phân tích

theo quan hệ đề - thuyết như vậy được Cao Xuân Hạo không chỉ áp dụng cho câu mà cả ngữ đoạn dưới câu là tiểu cú. Mặc dù cịn nhiều tranh cãi nhưng khơng thể không thừa nhận rằng cách phân tích cấu trúc câu theo quan hệ đề - thuyết của Cao Xuân Hạo đã giải quyết được hàng loạt các trường hợp bế tắc nếu phân tích theo quan hệ chủ - vị và mở ra khả năng ứng dụng vào việc dạy viết và chữa lỗi câu tiếng Việt cho người Việt và người nước ngoài theo một cách tiếp cận mới.

Trật tự đề trước thuyết sau là trật tự bình thường trong hầu hết các câu tiếng

Việt. Những trường hợp có trật tự ngược lại rất hiếm hoi, vì đề biểu thị sở biểu của mệnh đề, là cái điểm xuất phát của một nhận định trong tư duy, và do đó khơng đồng nghĩa với nhau. Chẳng hạn, có hai người đi trên đường, kẻ trước người sau, ta có thể có hai nhận định khác nhau:

(10) Tôi đi trước Nam.

(11) Nam đi sau tôi.

(11) nhận định về Nam, lấy Nam làm đề. Cả hai câu trên không đồng nghĩa với nhau

mặc dù chúng cùng chỉ một hiện tượng, một sự tình.

Theo Cao Xuân Hạo, CT Đ-T của câu tiếng Việt có thể nhận ra rất dễ dàng

nhờ hai cơng cụ: thì và là (đơi khi mà). Ranh giới đề - thuyết của một câu là chỗ nào có thì hay là, hoặc có thể thêm thì hay là mà nghĩa nguyên văn của câu được giữ nguyên. Tuy nhiên, có khi từ thì trong câu lại khơng phải là dấu hiệu phân giới đề -

thuyết của câu mà là một CT Đ-T nhỏ hơn câu. Ví dụ: (12) Con tơi đứa thì đi học, đứa thì đi làm.

(13) Món này ăn thì ngon nhưng làm thì mất cơng.

(14) Việc này khơng chống thì chầy cũng sẽ đưa đến kết quả xấu.

(15) Anh em ở đây khơng ít thì nhiều đều có đóng góp.

Trong câu (12) và (13), thì đánh dấu biên giới đề - thuyết của hai tiểu cú làm thuyết ghép của câu. Ở câu (14) và (15), thì đánh dấu đề - thuyết trong vế câu phụ

chú. Xét một ví dụ khác, chẳng hạn:

(16) Hình như anh hài lịng lắm thì phải.

Trong câu này, anh hài lòng lắm là nội dung của mệnh đề. Phần thuyết thì phải khơng ứng với nội dung của sở thuyết của mệnh đề, chỉ là một yếu tố tình thái.

Ranh giới đề - thuyết ở đây chỉ là hình thức. Thuyết của câu chỉ là thuyết tình thái - “thuyết giả”. Nếu mệnh đề “anh hài lòng lắm” được rút gọn lại bằng một đại từ hồi chỉ “thế” hay “vậy” thì phần thuyết có vẻ đỡ hình thức hơn:

(17) Hình như thế thì phải.

Nếu lại có một sự so sánh trong phần thuyết ấy (với một phần thuyết của một câu nào đó phía trước), ta có câu:

(18) Hình như thế thì phải hơn.

Lúc này phần thuyết của câu khơng cịn là thuyết tình thái nữa mà là một phần thuyết thật sự, biểu thị sở thuyết của một nhận định. Cũng cần lưu ý rằng, bên trong các ngữ là đề hoặc thuyết có thể có những tiểu cú làm định ngữ hay bổ ngữ. Những cấu trúc tiểu cú này khơng làm thành một bậc thấp hơn, vì chúng khơng trực tiếp cấu tạo thành đề hay thuyết của bậc trực tiếp trên.

(19) a. Điều ta khơng muốn thì khơng nên làm cho người khác. b. Bằng lịng hay khơng thì cũng nói cho người ta biết.

Ở câu (19)a, tiểu cú ta không muốn làm định ngữ cho điều, trong câu (19)b, người ta biết làm bổ ngữ cho nói. Các tiểu cú này khơng làm cho câu có thêm bậc

mà chỉ làm cho cấu tạo của đề và thuyết thêm phức tạp hơn mà thôi [21, tr.73]. Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo thì CT Đ-T thuộc tổ chức cú pháp của

câu, cấu trúc nêu - báo thuộc tổ chức thơng báo của câu. Vì vậy, CT Đ-T có tính ổn

định, khơng lệ thuộc ngữ cảnh, cịn cấu trúc nêu - báo có tính khơng ổn định vì hồn tồn lệ thuộc ngữ cảnh hoặc tình huống phát ngơn. Do đó, CT Đ-T thuộc bình diện kết học chứ khơng thuộc bình diện dụng học.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 30 -35 )

×