Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện dụng pháp

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.5. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện dụng pháp

a. Cấu trúc thông tin của câu

Vấn đề CTTT (cấu trúc phân đoạn thực tại, cấu trúc thông báo) của câu được Mathesius, thuộc trường phái ngữ học chức năng Praha nêu ra lần đầu tiên năm 1936. Theo đó, tình huống và ngơn cảnh quy định việc chia cấu trúc của câu làm hai

phần: phần nêu (còn gọi là cái cũ, hay cái đã biết, cái cho sẵn) là phần đã có mặt trong ý thức của người nghe trước khi câu được nói ra, cịn phần báo (cịn gọi là thơng tin mới (TTM)) là phần khơng có mặt trong ý thức của người nghe. Cùng một

câu nói, tùy theo tình huống, có thể có nhiều thơng tin khác nhau. Ví dụ: (40) Nam/ đi Đà Nẵng. (trả lời câu hỏi: Nam làm gì?)

Nêu Báo

(41) Nam đi/ Đà Nẵng. (trả lời câu hỏi: Nam đi đâu?)

Nêu Báo

(42) Nam/ đi Đà Nẵng. (trả lời câu hỏi: Ai đi Đà Nẵng?)

Báo Nêu

(43) Nam đi Đà Nẵng. (trả lời câu hỏi: Có chuyện gì hay khơng?) Báo

Trong tiếng Việt, các phương tiện được dùng để đánh dấu thông tin là ngữ điệu, trật tự từ, một số trợ từ và tiểu từ nhấn mạnh. Khác với CT Đ-T ln có trật tự

đề trước, thuyết sau, trật tự của hai phần nêu và báo là tự do, đặc biệt có trường hợp như câu (43) ở trên, câu chỉ có phần báo. Trong trường hợp này, ta nói câu có thơng

báo gộp, tức là tồn bộ phát ngơn được “báo hóa”. Một trong những cách thức để đánh dấu câu nói có thơng báo “gộp” là sử dụng trật tự từ chủ quan (thay đổi trật tự

từ bình thường của câu). Chẳng hạn, khi nhìn thấy một cái ví rơi, thay vì nói: Cái ví rơi kìa!, người Việt thường nói: Rơi cái ví kìa!

Để đánh dấu câu nói có phần báo đứng trước, có thể sử dụng ngữ điệu hoặc trợ từ

nhấn mạnh, chẳng hạn trong câu sau, trờ từ chính được dùng đề đánh dấu phần báo.

(44) Chính qua tâm hồn ta, ta hiểu được tâm hồn mọi người.

Các nhà Việt ngữ học trước đây vẫn hay dùng thuật ngữ “cấu trúc thông báo” để chỉ sự phân đoạn cấu trúc của câu theo vị thế thông tin của các thành tố với hàm ý khu biệt nó với CTCP và cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Theo Cao Xuân Hạo, cấu

trúc thông báo của câu chỉ có một trọng tâm thông báo hay là TĐ biểu thị TTM, được đánh dấu bằng trọng âm cường điệu. Nguyễn Hồng Cổn đã trình bày quan

điểm cho rằng “Cấu trúc thơng báo là cấu trúc có một trọng tâm là tiêu điểm thông báo” [9, tr.23] và khẳng định tiêu điểm thông báo là thành tố quan trọng nhất biểu

thị phần thông tin mà người nói giả định là người nói và người nghe không cùng chia sẻ. Tiếp tục phát triển quan điểm này, đồng thời tiếp thu quan niệm của một số

nhà nghiên cứu châu Âu, Nguyễn Hồng Cổn cho rằng: CTTT của câu bao gồm 2 phần: phần thứ nhất có chức năng nổi bật về mặt thông tin là TĐTT (information focus) hay gọi tắt là TĐ, phần còn lại được coi là phần cơ sở (background) của CTTT. Phạm vi của phần cơ sở và mối quan hệ giữa phần cơ sở và TĐ trong CTTT do vị trí và tầm tác động của TĐTT quyết định [11, tr.34].

TĐTT là phân đoạn thơng tin mà người nói đặc biệt muốn nhấn mạnh, cho là có giá trị thơng báo cao nhất. TĐTT là nơi tập trung chú ý của người nói nhằm làm cho người nghe hiểu đúng điều mà người nói muốn khẳng định, nhấn mạnh. Nó có thể rơi vào bất cứ thành phần ngữ pháp nào. Tiếng Việt thường dùng trọng âm câu hay các trợ từ để đánh dấu TĐTT. Tùy theo sự nhấn mạnh một phân đoạn nào đó mà mỗi câu sẽ có khả năng có nhiều TĐ khác nhau. Bất kể thơng tin nào, dù là mới hay cũ nếu quan trọng thì đều mang tính TĐ, một khi mang tính TĐ thì thơng tin đó

được coi là mới.

b. Câu và lực ngơn trung của câu

Trong lí thuyết hành động ngơn từ, các phát ngơn có hai loại nghĩa: (1) Nghĩa mệnh đề (propositional meaning) hay cịn được gọi là nghĩa ngơn tạo. Đây là nghĩa

đen, cơ bản của phát ngơn, nó được truyền đạt bởi các từ và các cấu trúc trong phát

ngôn này. (2) Nghĩa ngôn trung (illocutionary meaning) hay còn được gọi là lực ngôn trung (illocutionary force). Đây là hiệu lực mà phát ngơn hoặc văn bản viết có được đối với người đọc và người nghe. Ví dụ: Trong phát ngơn “Con đói!”, nghĩa

mệnh đề là cái mà phát ngôn này nói về trạng thái vật chất của người nói. Nghĩa ngơn trung là hiệu lực mà người nói muốn phát ngơn có đối với người nghe. Đó có thể là ý định u cầu “ăn” cái gì đó. Một hành động ngơn từ là một phát ngơn có cả nghĩa mệnh đề lẫn nghĩa ngôn trung.

ngơn từ, với người đặt nền móng là nhà triết học ngơn ngữ người Anh Austin. Theo đó, nói năng thực chất là thực hiện những hành động bằng lời. Khi nói ra một câu,

ta thể hiện ba hành động đồng thời. Đó là hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời. Hành động tạo lời là hành động tạo ra câu nói, tức sử dụng

các yếu tố của ngôn ngữ, kết hợp chúng với nhau để tạo ra câu nói với một dạng

thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định; Hành động tại lời là hành động người

nói thực hiện ngay khi phát ngơn câu nói, tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ

như: ra lệnh, yêu cầu, xin lỗi, cảm ơn, dọa nạt, khuyên răn…; Hành động mượn lời

là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ để tạo ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ, thể hiện qua những tác động tâm lí mà câu nói đem lại đối với người nghe.

Cũng cần phân biệt hành động ngôn từ, đặc biệt là hành động tại lời với lực ngơn trung. Nói đến hành động tại lời là nói đến một trong ba hành động mà người

nói đồng thời thực hiện trong khi phát ngôn một câu nói. Hành động này bao giờ

cũng được đặt trong mơi trường xã hội - văn hóa cụ thể. Cịn nói đến lực ngơn trung

là nói đến cái nghĩa đích thực của câu nói, khi xét câu nói ấy trong một ngữ cảnh cụ thể mà ở đó, ngồi bối cảnh văn hóa – xã hội chung, cịn phải tính đến nhân tố thuộc người nói và người nghe. Theo Anna Siewierska, có ít nhất ba nhân tố ảnh hưởng đến lực ngơn trung của câu nói (Dẫn theo [25, tr.89]), đó là: ý định của người nói; dạng thức ngơn ngữ của câu nói; khả năng giải thuyết của người nghe.

Về lí thuyết ba bình diện trong nghiên cứu câu tiếng Việt như đã trình bày ở trên, chúng tôi chỉ quan tâm đến ba cấu trúc cơ bản thuộc về ba bình diện có liên quan đến đề tài luận văn: CT Đ-T, CTTT và CT NBH.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)