QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ CÂU ĐƠN TRONG TIẾNG

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ CÂU ĐƠN TRONG TIẾNG

1.3.1. Quan niệm về cấu trúc cú pháp

Hiện nay, Việt ngữ học vẫn tồn tại hai quan điểm về CTCP: là CT Đ-T hay CT C-V. Từ đó, việc phân tích CTCP của câu cũng hình thành hai hướng khác nhau: phân tích theo quan hệ chủ - vị và phân tích theo quan hệ đề - thuyết. Về điều này,

Nguyễn Hồng Cổn nhận thấy: Chấp nhận cách phân tích cú/câu theo CT Đ-T nhưng lại loại bỏ hoàn toàn CT C-V và các chức năng cú pháp truyền thống như chủ ngữ - vị ngữ ra khỏi hệ thống tiếng Việt chưa hẳn là giải pháp thỏa đáng [10, tr.5] và thử

quan điểm trên: CT C-V là CTCP của cú; CT Đ-T là CTCP của câu. Tác giả kết luận:

Cần phân biệt trong tiếng Việt hai kiểu CTCP của hai đơn vị khác biệt nhau về mặt cấu trúc - chức năng: CT C-V là cấu trúc của cú hay mệnh đề, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là biểu hiện các sự tình, gắn với chức năng biểu hiện của ngôn ngữ. Còn CT Đ-T là CTCP của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyền đạt thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Hai kiểu cấu trúc này nên được coi là bổ sung cho nhau chứ không loại trừ nhau trong hệ thống cú pháp tiếng Việt. Theo hướng tiếp cận này, việc phân tích cú pháp tiếng Việt đáp ứng được sự thỏa đáng trên cả hai phương diện loại hình và phổ niệm ngôn ngữ [10, tr.12].

Chúng tôi cho rằng, CT Đ-T và CT C-V là hai kiểu tổ chức ngữ pháp khác nhau của câu. Chúng song song tồn tại làm nên hợp thể các kiểu kiến trúc câu xét trên các bình diện khác nhau. Theo hướng tiếp cận NPCN, ba bình diện của câu sẽ đồng thời được xem xét, do đó việc tách bạch CT C-V và CT Đ-T là cần thiết.

CTCP là cấu trúc của câu xét ở bình diện ngữ pháp. Nó phản ánh cách tổ chức cú pháp của các kiểu câu khác nhau trong một ngôn ngữ cụ thể. CTCP sẽ phân biệt với CT NBH và CT Đ-T. Mặc dù vậy, CTCP không tồn tại riêng rẽ mà có mặt đồng thời với hai loại cấu trúc này trong sự tương tác lẫn nhau để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm của Cao Xuân Hạo, coi CT Đ-T là CTCP cơ bản của câu [20].

1.3.2. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp truyền thống

Câu đơn là loại câu mà trong thành phần cấu tạo chỉ có một kết cấu nòng cốt (một kết cấu chủ - vị). Ngữ pháp truyền thống đã xóa bỏ sự phân biệt câu phức và câu ghép để gọi chung hai loại câu này là câu phức hoặc câu ghép, đối lập với câu đơn. Khái niệm truyền thống coi câu phức là câu có hai CT C-V trở lên không đẳng lập, hoặc gọi là câu ghép chính phụ. Mặc dù cách gọi tên khác nhau nhưng cùng một khái niệm. So sánh:

(45) a. Điều ấy tôi biết.

b. Điều anh vừa nói ấy, tôi biết rồi. c. Tôi đã xem trận ấy.

d. Tôi đã xem đội ta đấu với đội bạn.

là câu phức (hoặc ghép chính phụ) vì có CT C-V làm định ngữ và bổ ngữ. Ở bậc cao đẳng và đại học, có những giáo trình không nhìn nhận những câu (45)b và d là câu đơn mà gọi là những “câu đơn phức tạp hóa”, “câu ghép trung gian”, “câu phức thành phần”, phân biệt với câu đơn và câu ghép.

Dựa vào kết cấu chủ - vị và nòng cốt câu, ngữ pháp truyền thống phân loại

thành câu đơn và câu ghép. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, câu tiếng Việt được phân loại thành: câu đơn, câu ghép, câu phức và câu đặc biệt.

1.3.3. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp chức năng

a. Theo hướng NPCN, một số tác giả như Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân CTCP của mệnh đề/câu đơn theo quan hệ chủ - vị và dùng các thuật ngữ cụm chủ - vị (Diệp Quang Ban [2]) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng CTCP của câu không phải là một kết cấu chủ - vị là một cấu trúc nòng cốt tối giản gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc (Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [46]). Song, các tác giả này đều xếp CT Đ-T thuộc bình diện dụng học, tức là cấu trúc của thông điệp, thông báo.

Khi phân loại câu (trước hết là câu đơn), người ta có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau. Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào cấu tạo ngữ pháp (CT C-V) của

câu để phân chia thành: câu đơn bình thường và câu đặc biệt; dựa vào nghĩa mà chia thành: câu hành động, câu quá trình, câu trạng thái, câu tồn tại. Diệp Quang Ban đã

kết hợp cả CTCP và nghĩa biểu hiện để chia các câu đơn tiếng Việt thành 12 loại

trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt [3]. Căn cứ vào sự phân chia của Diệp Quang

Ban trong [3], chúng tôi nhận thấy 7 kiểu câu (nhóm câu) dưới đây là phổ biến nhất.

- Câu chứa vị tố động từ tính, vị tố tính từ tính, vị tố danh từ tính

+ Câu chứa vị tố động từ tính là câu mà vị tố có thể là động từ, cũng có thể là

những từ loại khác như tính từ, danh từ được sử dụng như động từ với những điều

kiện khống chế nhất định. Ví dụ:

(46) Tôi ăn cơm.

(47) Cô ấy dạo này béo ra.

+ Câu chứa vị tố tính từ tính là câu mà vị tố là các tính từ hoặc các từ loại

(48) Cái làng đó tinh thần cậu ạ.

+ Câu chứa vị tố danh từ tính là câu mà vị tố do danh từ đảm nhiệm. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(49) Lúc ấy độ sáu giờ chiều.

- Câu chứa vị tố là từ chỉ quan hệ không dùng độc lập: có thể gọi chung là vị tố hư từ (là, bằng, của, do, để, như, trên, trong...). Các kiểu quan hệ do các vị tố hư từ

diễn đạt khá phong phú và gắn với các hư từ cụ thể. Ví dụ:

(50) Cô ấy là em gái của tôi. (Quan hệ đồng nhất)

(51) Tôi là người Tây Nguyên. (Quan hệ thuộc tính)

(52) Cánh cửa bằng gỗ lim. (Quan hệ nguyên liệu)

- Câu chứa chủ ngữ nguyên nhân

Câu chứa chủ ngữ chỉ nguyên nhân là kiểu câu mà mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị tố là mối quan hệ nguyên nhân, là một kiểu câu có quy tắc cấu tạo riêng về cú pháp và CT NBH. Ví dụ:

(53) Câu chuyện nó kể làm tôi hoảng sợ.

- Câu “khiển động”

Câu khiển động là kiểu câu có cấu tạo ngữ pháp và nghĩa biểu hiện gồm vị tố là động từ chỉ sự sai khiến, chủ ngữ chỉ động thể, tân ngữ chỉ đích thể của sự sai khiến và là thực thể nhận lệnh. Các động từ làm vị tố thường gặp trong kiểu câu

khiển động là: bắt, ép, buộc, cản, cấm, cho… Ví dụ:

(54) Cô ấy cấm con gái chơi với bọn trẻ trong xóm.

- Câu bị động

Do đặc điểm loại hình, tiếng Việt diễn đạt ý bị động bằng phương thức hư từ và trật tự từ. Hạt nhân của câu bị động là động từ chuyển tác nên số lượng tham thể trong câu bị bao (làm vị tố) phụ thuộc vào sự đòi hỏi của động từ chuyển tác. Ví dụ:

(55) Con bé đó bị mẹ nó đánh nhừ tử rồi.

(56) Nam được bố mẹ tặng một chiếc xe đạp.

- Câu tồn tại

Câu tồn tại là tên gọi của kiểu câu biểu thị ý nghĩa tồn tại dù có chủ ngữ hay không. Trong tiếng Việt, câu tồn tại được phân biệt với các kiểu câu khác bởi các

đặc điểm: về ý nghĩa (nghĩa “tồn tại”), về hình thức (không có chủ ngữ). Ví dụ:

(58) Còn tiền trong túi.

b. Quan hệ đề - thuyết được Cao Xuân Hạo sử dụng vào việc phân tích CTCP

câu tiếng Việt. Tác giả cho rằng, định ngữ và bổ ngữ không phải là những thành phần bậc câu trực tiếp cấu tạo câu, mà đó chỉ là những thành phần phụ cho các từ trung tâm của các ngữ. Dù cấu trúc của chúng như thế nào thì tư cách chức năng của ngữ mà chúng tham gia cũng không thay đổi, do đó không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của câu [21, tr.86]. Vì vậy, Cao Xuân Hạo cho rằng tất cả các câu (45)a, b,

c, d như đã dẫn ở 1.3.2 cần được coi là các câu đơn. Từ câu hai bậc (Đề hoặc thuyết bậc 1 do một CT Đ-T bậc 2 cấu tạo) trở lên có thể gọi là câu nhiều bậc (hoặc câu

phức nếu muốn). Tuy nhiên Cao Xuân Hạo đã chọn thuật ngữ câu nhiều bậc chứ

không chọn thuật ngữ câu phức vì “khái niệm “phức” có thể gây ngộ nhận là phức tạp trong khi người bản ngữ không hề cảm thấy như thế lúc nói một câu 2, 3 bậc” [21, tr.87].

Cao Xuân Hạo và một số tác giả như Đào Thanh Lan [27], Nguyễn Hồng Cổn [10] đã dựa vào CT Đ-T để xác định câu đơn, coi nó là CTCP cơ bản của câu, thuộc bình diện kết học. Dựa vào CT Đ-T, câu đơn được phân thành câu đơn một bậc đề - thuyết và câu đơn nhiều bậc đề - thuyết. Luận văn sử dụng quan niệm này để phân loại và miêu tả câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

1.4. NGUYỄN NHẬT ÁNH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC 1.4.1. Về tác giả 1.4.1. Về tác giả

Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết cho tuổi thơ và tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm. Thuở nhỏ, ông theo học tại quê nhà. Từ năm 1973, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành Sư phạm. Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, ông từng dạy Văn tại Quận 6 từ năm 1983-1985, sau đó viết báo với các bút danh như Chu Đình Ngạn, Bồ Câu, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông...

Nguyễn Nhật Ánh đến với nghiệp văn vì yêu nghề, vì “một ngày không viết là cảm thấy bồn chồn, bứt rứt”, nên hầu như ông không bị bất cứ một áp lực nào ngoài sự thôi thúc sáng tạo của bản thân. Ông sáng tác vì đam mê, và xem đó là một thú vui để giữ thăng bằng về đời sống tinh thần. Nhà văn quan niệm rằng tác phẩm có thành công hay không là ở cái tài và cái tâm của người viết. Chính vì vậy, ông thường viết một cách chậm rãi, viết là để bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường, để phía sau cổng trường không vướng bụi cuộc đời. Đối với ông, sống được bằng nghề văn một cách lương thiện là một hạnh phúc lớn. Theo ông, nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục; cùng với bố mẹ và thầy cô, họ là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em. Tuy nhiên ông không

“trói” văn học vào cái khung văn dĩ tải đạo mà mở rộng đường biên của chức năng

văn học. Ông không đóng vai trò là người thầy đạo mạo, trịnh trọng dạy dỗ tuổi nhỏ bằng những lời giáo huấn nặng nề, ông làm người bạn tâm tình của trẻ thơ, kể cho các em nghe những câu chuyện của tâm hồn. Ông không nhấn mạnh đến những bị kịch hay cuộc quyết đấu Thiện - Ác mà đưa tiếng cười trong trẻo, dí dỏm, hồn nhiên vào mỗi trang sách, giúp các em yên tâm vui sống bởi cành đắng không nhất thiết phải rút ra từ trái đắng. Nguyễn Nhật Ánh xác định trách nhiệm của người cầm bút trong thời kì hội nhập là cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh cho trẻ em. Ông đề cập nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh liên quan đến thiếu nhi, từ môi trường làng xã đến môi trường học đường nhưng ông viết giản dị, đời thường với chất nghịch ngợm, hài hước sẵn có của người miền Trung. Nguyễn Nhật Ánh luôn dựng lên cuộc sống sinh hoạt của các em thật sôi động, hồn nhiên. Ông cho rằng, viết cho thanh thiếu nhi là phải viết sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt khi tình tiết quá nhiều, quá rắc rối. Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không đi lệch khỏi yêu cầu giáo dục. Nhà văn viết sao cho thật dung dị, thường nhật mà sâu sắc để các em thấy gần gũi và dễ đồng cảm.

Ông luôn xác định mục đích cuối cùng của nhà văn là độc giả. Bởi nếu viết ra một cuốn sách mà không nhằm chia sẻ ý tưởng của mình với người đọc thì văn chương không có lí do để tồn tại. Chính quan niệm này đã giúp ông thành công trong việc thu hút độc giả và trở thành “hiện tượng” của văn học thiếu nhi cuối thế kỉ XXI. Ông hiểu rất rõ nhà văn có chỗ đứng trong văn chương hay không đều do bạn đọc – người thẩm định cuối cùng của tác phẩm – quyết định, cho nên ông luôn hết mình với công việc, chú ý từng chi tiết nhỏ để mang đến cho các em những tác phẩm giá trị nhất.

1.4.2. Sự nghiệp sáng tác

Năm 13 tuổi, ông đã có bài thơ đầu tiên được đăng báo. Năm 1984, ông ra mắt

truyện dài đầu tiên với tên gọi: Trước vòng chung kết. Tác phẩm này đã định vị tên tuổi

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức. Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm

2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao

tặng thưởng. Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với Nhà xuất bản Kim

Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang. Sau đó, nhà văn lần lượt cho ra đời các tác phẩm như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (2008), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012), Ngồi khóc trên cây (2013), Chúc một ngày tốt lành (2014), Bảy bước tới mùa hè (2015), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (2016)… Trong số đó có tác phẩm được dựng thành phim (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) hay được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Tác phẩm này cũng mang đến cho nhà văn giải thưởng văn học ASEAN (2010).

Suốt những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Nguyễn Nhật Ánh luôn giữ kỉ lục về khối lượng tác phẩm và số lượng bản in nhiều nhất.

1.5. TIỂU KẾT

1.5.1. NPCN là một khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ giai đoạn hậu cấu trúc với những tên tuổi lớn của ngôn ngữ học trên thế giới. Ở Việt Nam, bước sang những năm 90 của thế kỷ XX, Cao Xuân Hạo là người mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu cú pháp học tiếng Việt theo định hướng NPCN. Sau đó là sự tiếp nhận và vận dụng của các tác giả khác như Hoàng Văn Vân, Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp… Thành tựu vững chắc nhất mà các tác giả nghiên cứu NPCN đã đạt được là sự phân biệt minh xác giữa hai bình

diện ngữ pháp và ngữ nghĩa, chủ yếu là nhờ lí thuyết về tham trị (valence) của vị từ và cương vị tham tố (actance) của L. Tesnière (1959), lí thuyết về các hình thái cách (case forms) và ý nghĩa cách (case meanings) của C. Fillmore (1968).

1.5.2. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt, ngôn ngữ học là một bộ phận của kí hiệu học. Ngữ học hiện đại tiếp thu không ít thành tựu của kí hiệu học, đặc

biệt là ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Đây là ba bình diện của NPCN,

phát triển của ngữ pháp học hiện đại, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã thấy rõ yêu cầu cần phải phân tích câu tiếng Việt từ lí thuyết ba bình diện.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 41)