Các thành tố trong cấu trúc thông tin

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.3.1.Các thành tố trong cấu trúc thông tin

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH XÉT THEO

2.3.1.Các thành tố trong cấu trúc thông tin

a. Thông tin cũ và thông tin mới

Khơng chỉ có những quan điểm khác nhau về cách nhìn nhận, về việc đưa ra khái niệm, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới còn đưa ra các nhận định khác nhau về tình trạng cũ/ mới của thơng tin.

Halliday mơ tả tình trạng cũ/ mới của thơng tin dưới góc độ dự tính của người

nói: TTC được mơ tả như là được người nói xử lí như có thể tìm lại được bằng phép trùng lặp hay nhờ tình huống và TTM được cho là TĐ thể hiện ở chỗ người nói trình bày nó như là khơng thể tìm lại được từ diễn ngôn đi trước (Dẫn theo [19,

tr.280]). W. Chafe quan niệm TTC là cái người ta hi vọng người nghe đã biết rồi. Tính chất cũ là dễ thay đổi, nó sẽ được coi là cũ khi nó cịn nằm trong ý thức của người nói vào thời điểm phát ngôn. Tình trạng cũ nên giới hạn đến kiến thức của người nói giả định là nằm trong nhận thức của người nghe ở thời điểm phát ngôn. Herb Clark thừa nhận quan điểm chung về tình trạng “cũ” do Chafe miêu tả, TTC là cái hy vọng người nghe đã biết rồi. TTC là cái có thể được xác định một cách đơn nhất, là cái mà người nói tin rằng cả hai đều đồng ý và người nói đang khẳng định niềm tin của mình về thơng tin ấy cịn TTM là cái chưa được biết.

Tiếp thu các quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thế giới, Diệp

Quang Ban cho rằng: Câu với tư cách lời trao đổi có thể chứa phần nội dung “cho sẵn” và phần nội dung “mới” tức phần mang tin. Phần “cho sẵn” (given) trong câu là phần nội dung đã được cung cấp hoặc dễ nhận biết trong trường hợp dùng

cụ thể đó (vì vậy cũng được dịch là “cũ”), nó là phần khơng mang tin. Phần “mới” là phần nghịch đối với phần cho sẵn, nó chỉ ra nội dung chưa được biết đến, nó là cái mới hay phần mang tin. Phần “cho sẵn” và phần “mới” trong câu làm thành cấu trúc tin [3, tr.274].

Trong các tài liệu ngôn ngữ học, để chỉ phần “mới” có thể sử dụng các thuật ngữ “thơng tin mới”, “trọng tâm thông báo”, “thông tin quan trọng nhất” (Dik [40], Cao Xuân Hạo [20], Lưu Vân Lăng [31]). Song, trên thực tế và xem xét theo diện rộng, tình hình chưa hẳn như vậy. Dẫn theo một ví dụ và cách chứng minh của

Nguyễn Hồng Cổn trong [9] (a - Này cậu uống chè hay cà phê? b- Cho mình ly cà phê.) thì rõ ràng “trọng tâm thơng báo” ở câu trả lời khơng phải là TTM và nó đã

xuất hiện trong ngữ cảnh - câu hỏi. Bởi thế, để thuận tiện cho việc phân tích, chúng tơi cho rằng cần phân giới dứt khoát CT Đ-T và CTTT; xuất phát từ người tiếp nhận thông tin để xác định phần “mới” và phần “cho sẵn”. Cho nên, cái mà Nguyễn Hồng Cổn cho là “trọng tâm thông báo” chứ không phải “thông tin mới” (như ví dụ đã dẫn trên) sẽ được chúng tôi xem xét trong trường hợp sử dụng cụ thể và xuất phát từ sự tác động của nó đối với người tiếp nhận. Bởi vậy, khi phân tích câu theo CTTT phải đặt câu đang xét vào tình huống giao tiếp, vào văn cảnh. Ví dụ:

(106) [Cu Cậu lẽ dĩ nhiên vẫn tự mình kiếm ăn.] Nó ăn ruồi, muỗi và sâu bọ.

[58, tr.63]

Như vậy, theo chúng tơi, CTTT là sự mã hóa các thành phần của câu thành 2 bộ

phận, phần thứ nhất có chức năng nổi bật về mặt thông tin là TĐTT (gọi tắt là TĐ), phần thứ 2 là phần cơ sở thông tin (gọi tắt là cơ sở (CS)). Tùy thuộc vào thời điểm

phát ngơn (ngữ cảnh, tình huống) cụ thể để xác định đâu là TĐ và TĐ có thể được nhận biết bằng nhiều yếu tố (ngữ điệu, từ vựng…). Phần nào có một nội dung đã có mặt trong ý thức của người nghe ngay trước khi hay trong khi câu được phát ra thì gọi là TTC, phần nào nội dung chưa có mặt trong ý thức của người nghe thì gọi là TTM, song cũng có khi phần nội dung đã được nhắc đến trước đó nhưng cần dựa vào

Nó ăn ruồi, muỗi và sâu bọ.

ngữ cảnh để xem xét, như trường hợp đã dẫn ví dụ của Nguyễn Hồng Cổn ở trên. b. Tiêu điểm thông tin

Tiêu điểm trong câu là nơi người nói muốn người nghe tập trung vào đó để hiểu đúng thơng tin mà người nói truyền đạt. Chúng tơi nghiêng theo ý kiến của

Jackendoff khi tác giả này cho rằng TĐTT của câu là “phần thơng tin trong câu mà người nói giả định rằng nó khơng được người nói và người nghe cùng chia sẻ” [28,

tr.230]. Hay nói cách khác, TĐTT là phần duy nhất trong CTTT của câu cho thấy sự chênh lệch về thơng tin giữa người nói và người nghe, và vì vậy người nói cần cung cấp và người nghe cần tiếp nhận. TĐTT có thể được nhận diện dựa trên chức năng và hình thức biểu hiện của nó.

Dựa theo chức năng chuyên biệt của chúng, có thể nhận diện và phân biệt 3 loại TĐTT:

b1. Tiêu điểm hỏi: biểu hiện thông tin người nói chưa biết hoặc biết khơng

chắc chắn, cịn người nghe đã biết hoặc có thể biết ở thời điểm nói: (107) Anh tên là gì?

(108) Ai bảo anh đến đây?

(TĐTT là thành tố được in đậm).

b2. Tiêu điểm khẳng định: biểu thị thông tin người nói đã biết nhưng người

nghe chưa biết ở thời điểm nói:

(109) Tôi tên là Nam. (Trả lời câu hỏi 107).

(110) Anh An bảo tôi đến đây. (Trả lời câu hỏi 108).

b3. Tiêu điểm tương phản: biểu thị thông tin người nói nắm được khác với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tin mà người nghe biết ở thời điểm nói:

(111) a. Anh tên là Nam à? b. Không, tôi tên là Bắc.

(112) a. Hôm nay anh về à? b. Không, ngày mai tơi mới về.

TĐTT của câu tiếng Việt có thể được nhận diện bằng các hình thức hoặc thủ pháp sau đây:

(1) Dựa vào ngữ cảnh là các câu hỏi đi trước câu cần xác định TĐTT trong cặp thoại “hỏi - đáp” chính danh. Theo phương pháp này, nếu bộ phận nào của câu đáp trực tiếp trả lời cho câu hỏi, thì đấy chính là TĐTT của câu, ví dụ:

(113) a. Em nấu cháo cho ai thế? b. Em nấu cháo cho bà ngoại ạ.

(114) a. Bao giờ thì anh làm xong? b. Chiều nay tôi làm xong.

(2) Dùng các câu hỏi kiểm tra: được dùng khi câu cần xác định TĐTT không xuất hiện như câu là trả lời trong cặp thoại “hỏi - đáp”. Các câu hỏi dùng để kiểm

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 74 - 77)