CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3.1.3. Mối tương ứng giữa ba bình diện cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin và
tin và cấu trúc nghĩa biểu hiện trong vấn đề phân tích câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh
Xét từ góc độ CT Đ-T, việc tổ chức câu thành hai phần đề - thuyết một bậc đã làm cho quan hệ của nó với CTTT và CT NBH càng thêm phong phú. Với mỗi phần đề và thuyết trong CT Đ-T sẽ là các phần tin cũ, tin mới của CTTT, các vai nghĩa khác nhau của CT NBH. Tùy vào từng kiểu câu đơn, mối quan hệ này sẽ có sự tương ứng khác nhau giữa các cấu trúc.
a. Trong câu hành động và câu quá trình
Mối quan hệ giữa CT Đ-T, CTT và CT NBH trong câu hành động và câu quá trình, trước hết được thể hiện tương ứng giữa hai phần của mỗi cấu trúc, tức là phần
đề (của CT Đ-T) trùng với phần TTC (của CTTT), trùng với vai động thể hoặc hành thể (của CT NBH). Phần thuyết trùng với TTM, vị tố hành động. Đây là kiểu tổ
chức rất đơn giản, chỉ gồm chủ ngữ và vị tố. Ví dụ:
(180) [Nó trịn mắt nhìn tơi: - Thế anh có mấy cái hoa tay?]
Tôi thở dài.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Hành thể Hành động
Trong câu (180), phần đề ứng với TTC (CTTT) và vai hành thể (CT NBH), còn phần thuyết là TTM vì nó diễn tả hành động ngay tức thì của nhân vật “tơi”. Mối quan hệ này ít gặp trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh. Thay vào đó, phần
đề trùng với TTM (CTTT) và có thể trùng hoặc khơng trùng với vai hành thể/động thể (CT NBH), do đó, vai hành thể/động thể có thể tương ứng với TTC hoặc TTM. Phần thuyết trùng với TTC của CTTT và có thể trùng với cấu trúc nịng cốt: hành thể/động thể + vị tố + vai nghĩa khác. Ví dụ:
(181) a. [- Ai bảo mày vậy?]
- Chú Đàn bảo. [58, tr.105]
Chú Đàn bảo.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM TTC
CT NBH Hành thể Hành động
b. Tại sao con lại làm thế? [57, tr.101]
Tại sao con lại làm thế?
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM TTC
CT NBH Động thể Hành động Đối thể
Trong ví dụ (181)a, phần thuyết chỉ tương ứng với hành động trong CT NBH, nhưng trong câu (181)b, thuyết lại trùng với cả cấu trúc nòng cốt của CT NBH.
Trường hợp này chủ yếu gặp trong các câu hỏi bắt đầu bằng từ nghi vấn: Sao? Tại sao? và ít gặp trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Khi trong câu hành động hay câu q trình có thêm thành tố phụ như bổ ngữ,
phần thuyết trùng với vị tố và một số vai nghĩa phổ biến như: đối thể, thời gian, đích, phương thức. Cịn với CTTT, tùy thuộc vào ngữ cảnh mà đề và thuyết có thể
tương ứng với TTM hoặc TTC. Tuy nhiên, trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, câu hành động hầu hết đều có trật từ đề - thuyết ứng với TTC – TTM. Đây là kiểu tổ chức phổ biến bởi nó thuận tiện cho việc diễn đạt và nhận thức. Ví dụ:
(182) a. [Chú Đàn nhét cây kèn vơ túi áo, vui vẻ nói:]
- Chú sắp đi tìm chị Vinh. [58, tr.246] Chú sắp đi tìm chị Vinh. CT Đ-T Đề Thuyết CTTT TTC TTM CT NBH Động thể Hành động Đích b. [Tơi mừng rơn:
- Lát nữa mày mượn mẹ mày chiếc điện thoại đi.] Ăn trưa xong, tao sẽ nhắn tin cho mày. [57, tr.77]
Ăn trưa xong,
tao sẽ nhắn tin cho mày.
CT Đ-T Tr.N Đề Thuyết
CTTT TTM TTC TTM
CT NBH Thời gian Động thể Hành động Phương thức Tiếp thể
Trong câu (182)b, phần đề vẫn tương ứng với TTC (của CTTT) và vai động thể (của CT NBH) giống câu (182)a, phần thuyết chỉ trùng với TTM của CTTT, cịn
với CT NBH thì thuyết là tổ hợp vị tố hành động + phương thức + tiếp thể. Riêng TTM của CTTT không chỉ tương ứng với phần thuyết mà còn tương ứng với vai
thời gian của CT NBH. Sự xen kẽ giữa TTC và TTM của CTTT cũng tạo nên mối
quan hệ khác nhau với hai cấu trúc còn lại.
(183) [Tơi nói dối và một tay bịt vết thương trên đầu nó, tay kia đỡ lưng nó, tơi nói tiếp:
Tao dìu mày vơ nhà lấy thuốc (để) xức. CT Đ-T Đề Thuyết CTTT TTC TTM TTC TTM CT NBH Động thể Hành động Người
hưởng lợi Đích Cơng cụ
Phương thức
Trong ví dụ (183), phần đề trùng với TTC và vai động thể, nhưng phần thuyết
tương ứng với cả TTC và TTM của CTTT, với CT NBH, phần thuyết gồm vị tố hành động và nhiều vai nghĩa khác nhau.
Như vậy, trong câu hành động và câu quá trình, mỗi CT Đ-T sẽ ứng với các thành phần khác nhau của CTTT và CT NBH. Mặc dù không luôn tương ứng một đối một giữa các cấu trúc nhưng cấu trúc thường gặp nhất là, phần đề sẽ ứng với vai
hành thể/động thể (CT NBH) và TTC (CTTT), phần thuyết thường là vị tố và các
vai nghĩa của bổ ngữ và trạng ngữ (CT NBH) và TTM (CTTT).
b. Trong câu trạng thái
Trong câu trạng thái, phần đề của CT Đ-T là phần TTC của CTTT, phần
thuyết là phần TTM. Khi đó, phần đề sẽ là đương thể/nghiệm thể của CT NBH,
phần thuyết là tính chất/tình trạng và các vai nghĩa của trạng ngữ, bổ ngữ (nếu có) của CT NBH. Ví dụ:
(184) a. [Tôi vỗ vai thằng Sơn, bằng động tác đó tơi hi vọng có thể dập tắt những câu hỏi tiếp theo chắc chắn rất ối oăm của nó:
- Mày là chim xanh của tao - Sợ nó từ chối, tơi hắng giọng tâng bốc:]
- Chim xanh oai lắm! [58, tr.80]
Chim xanh oai lắm!
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Đương thể Tính chất
b. [Con Tủn khơng khóc. Nó mải mê ăn. (…) Nhiều cơ bạn vừa ly hơn nói với tơi rằng: Ăn vậy thơi, chẳng thấy ngon lành gì, nhưng cơ thể cứ đòi hỏi phải ăn. Hay thức ăn là thứ có thể lấp đầy nỗi buồn chăng?]
Con Tủn trong buổi chiều chớm thu hơm đó
cũng vậy.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Nghiệm thể Thời gian Tình trạng
Trong câu (184)b, thông tin “cũng vậy” thay thế cho trạng thái: “ăn vậy thôi, chẳng thấy ngon lành gì” của câu trước. Việc con Tủn đang ăn “gấp gáp” cũng là tình trạng như thế, nhưng nó là TTM đối với người nghe. Trong những câu có trạng ngữ đứng sau chủ ngữ trong CTCP, thì phần đề - thuyết của CT Đ-T tương ứng với
TTC – TTM của CTTT, nhưng với CT NBH, đề trùng với vai nghiệm thể, thuyết
trùng với vị tố chỉ tình trạng và vai nghĩa của trạng ngữ.
Trường hợp khác, phần đề, phần thuyết của CT Đ-T là phần TTM của CTTT. Lúc này, các thành tố trong CT NBH gồm: đương thể/nghiệm thể + trạng thái + các vai nghĩa của bổ ngữ, trạng ngữ) sẽ trong tư cách phần TTM. Ví dụ:
(185) Chú Nhiên u cơ Linh. [58, tr.60]
Chú Nhiên yêu cô Linh.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM
CT NBH Nghiệm thể Tình cảm Nguồn
Đây là phát ngôn mở đầu một chương trong truyện, hai nhân vật chú Nhiên và cô Linh chưa được nhắc đến trước đó, vì vậy, đây là TTM đối với người nghe.
Mối quan hệ giản đơn giữa các kiểu cấu trúc trong câu trạng thái là sự trùng
ứng giữa phần đề (của CT Đ-T) với phần TTC (của CTTT), đương thể/nghiệm thể
(của CT NBH), phần thuyết trùng với phần TTM của CTTT, trạng thái của CT NBH. Ngồi ra, nếu có thêm bổ ngữ, trạng ngữ thì thành phần cú pháp này cùng với vai nghĩa (trên bình diện nghĩa) của nó sẽ trong tư cách phần thuyết và phần TTM. Tổ chức CT Đ-T là ổn định nhưng CTTT thay đổi tùy theo mục đích giao tiếp. Lúc này, sự tương ứng giữa các thành tố trong CTTT với các kiểu cấu trúc được thể hiện một cách linh hoạt và phong phú.
c. Trong câu tồn tại
Khn hình của câu tồn tại chủ yếu là vị tố + bổ ngữ. Trong trường hợp này, phần đề của CT Đ-T thường ứng với TTM và TTC của CTTT, với CT NBH, phần đề là quan hệ tồn tại, người tồn tại, phần thuyết thường là trạng thái hoặc các vai nghĩa của bổ ngữ, trạng ngữ đảm nhận. Ví dụ:
(186) [Kiếm được tiền mà không phải ngửa tay xin ba mẹ là ước muốn của mọi
đứa trẻ trên đời. Người lớn khơng vậy.] Có nhiều người lớn thích xin xỏ.
[57, tr.183]
Có nhiều người lớn thích xin xỏ.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM TTC TTM
CT NBH QHTT Người tồn tại Tính chất
Bên cạnh đó, phần đề do vị tố đảm nhận cịn có sự xuất hiện của thành phần phụ như trạng ngữ. Khi đó, phần đề là TTC của CTTT, là phần nêu quan hệ tồn tại, người tồn tại (CT NBH), phần thuyết là TTM, là vai nghĩa của trạng ngữ. Ví dụ:
(187) [Sau này tơi mới biết bọn con gái khi buồn khổ thường ăn nhiều.] Có đứa nhờ thất tình mà mập lên. [57, tr.173]
Có đứa nhờ thất tình mà mập lên.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH QHTT Người tồn tại Phương thức Quá trình Trong những cấu trúc phức tạp hơn, mối quan hệ giữa CT Đ-T, CTTT và CT NBH cũng có sự thay đổi theo. Ví dụ:
(188) [Ánh mắt tôi chợt bắt gặp những cây mận trong khu vườn nhỏ phía sau nhà thằng Hải cị. (…) – Thế thì tụi mình đào lên đi! Con Tí sún hào hứng giục, khơng hẳn nó tin có ai đó chơn kho báu dưới những gốc cây mận (…)].
Tham gia cuộc khai quật kho báu trong vườn nhà thằng Hải cị có tất cả là bốn đứa. [57, tr.141]
Tham gia cuộc khai quật kho báu trong vườn nhà thằng Hải cò có tất cả là bốn đứa CT Đ-T Đề Thuyết CTTT TTC TTM CT NBH Hành động Đối thể Nơi chốn QHTT Người tồn tại
Trong ví dụ (188), phần đề là TTC trong CTTT, đề là hành động, vai đối thể
của CT NBH, phần thuyết là TTM và đảm nhận vai nơi chốn, QHTT và người tồn tại. Câu tồn tại rất ít gặp trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, vì vậy mối quan hệ giữa các cấu trúc cũng không đa dạng như trường hợp các kiểu câu khác.
d. Trong câu quan hệ d1. Câu chứa vị tố so sánh
Như đã trình bày ở mục 3.1.2, câu quan hệ chứa vị tố so sánh gồm: như, hơn, giống nhau, khác nhau, kém… Kiểu cấu trúc này không nhiều nhưng khá đa dạng
trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh. Xét trên mối quan hệ giữa CT Đ-T với CTTT và CT NBH, chúng tôi nhận thấy phần đề của CT Đ-T được thể hiện bằng
cái được so sánh (của CT NBH). Phần thuyết là kết cấu quan hệ so sánh và cái dùng để so sánh (của CT NBH). Với CTTT, tùy vào từng ngữ cảnh để xác định đề -
thuyết là TTC hay TTM. Ví dụ:
(189) a. [Nhưng ăn xong, vừa đặt chiếc muỗng xuống thì con Tủn bắt đầu
khóc. (…)] Khi khóc, nó khóc nhiều hơn tơi gấp sáu lần. [57, tr.175] Khi khóc, nó khóc nhiều hơn tôi gấp sáu lần. CT Đ-T Tr.N Đề Thuyết CTTT TTC TTM CT NBH Cái được SS Hành động QHSS Cái dùng để SS Phương thức
b. [Chị Vinh hay cười tơi là vì chị thích chú Đàn. Chuyện này chính
thằng Tường kể cho tơi nghe (…)]. Tường nói như một kẻ sành sỏi.
Tường nói như một kẻ sành sỏi
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Cái được SS Hành động QHSS Cái dùng để SS Như vậy, khi có vị tố quan hệ so sánh, phần đề thường là TTC trong CTTT, là cái được so sánh trong CT NBH, phần thuyết thường ứng với TTM, vị tố hành động, QHSS, cái dùng để so sánh và các vai nghĩa của chu tố (nếu có).
d2. Câu quan hệ đồng nhất
Câu quan hệ đồng nhất trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh thường gắn
với vị tố là, tức là, chính là, khơng phải là. Phần đề của CT Đ-T được thể hiện bằng phần bị đồng nhất thể (của CT NBH), phần đề thường là phần TTM của CTTT. Phần thuyết là tổ hợp quan hệ đồng nhất và đồng nhất thể (của CT NBH), thường là TTC (của CTTT). Ví dụ:
(190) a. [“Kho báu à? Có đấy!”, người lớn mỉm cười dễ dãi, nhưng ngay sau
đó họ lại bảo kho báu của con người là tri thức. (…)]. Tri thức là một kho báu vô giá. [57, tr.151]
Tri thức là một kho báu vô giá.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Bị đồng nhất thể QH đồng nhất Đồng nhất thể b. [Tơi hít vào một hơi để đủ bình tĩnh nói tiếp câu thứ hai:
- Nhưng tao gặp cơng chúa ngay chỗ ở của cô ấy. Tao gặp cả ba của
cơng chúa nữa. (…) Và cơng chúa chính là con Nhi. [58, tr.348]
Và cơng chúa chính là con Nhi
CT Đ-T Liên từ Đề Thuyết CTTT TTC TTM CT NBH Bị đồng nhất thể QH đồng nhất Đồng nhất thể Trong ví dụ (190)a, phần thuyết của CT Đ-T vừa là TTC, vừa là TTM của CTTT. Các thành phần còn lại vẫn giữ nguyên mối quan hệ giữa các cấu trúc. Nếu
trong câu quan hệ đồng nhất có yếu tố chỉ thời gian làm đề và thuyết thì phần đề sẽ
là TTC (của CTTT), là bị đồng nhất thể (của CT NBH), phần thuyết là TTM, và tổ hợp quan hệ đồng nhất và đồng nhất thể. Song cũng có trường hợp CT Đ-T trùng
với TTM. Ví dụ:
(191) a. [- Nhưng mình có bịa đâu. Mình ghi lại những gì cậu đã nói hồi tám
tuổi. Hồi đó…]. - Hồi đó là hồi đó. [57, tr.89]
Hồi đó là hồi đó.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Bị đồng nhất thể QH đồng nhất Đồng nhất thể
b. [Hồi đó là hồi đó.] Bây giờ là bây giờ. [57, tr.89]
Bây giờ là bây giờ.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM
CT NBH Bị đồng nhất thể QH đồng nhất Đồng nhất thể
Nếu trong câu có thêm thành phần trạng ngữ chỉ thời gian nằm ở cuối câu thì phần đề giữ nguyên mối quan hệ như trường hợp trên, còn phần thuyết là TTM (của
CTTT) và là tổ hợp quan hệ đồng nhất, đồng nhất thể và vai nghĩa thời gian. Ví dụ:
(192) [Ba con Mận cũng bị bệnh thong manh, tơi nghe ba tơi nói thế. Trước
đây, lúc mắt cịn tinh, ơng hành nghề cắt tóc.] Ơng là một trong hai người thợ cắt tóc trong làng. [58, tr.40]
Ông là một trong hai
người thợ cắt tóc trong làng.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTC TTM
CT NBH Bị đồng nhất thể QH đồng nhất Đồng nhất thể Thời gian Như vậy, mối quan hệ giữa CT Đ-T với CTTT và CT NBH trong câu quan hệ
đồng nhất là khá ổn định: phần đề thường trùng với TTC (của CTTT), và là bị đồng nhất thể (CT NBH), phần thuyết chủ yếu trùng với TTC và tổ hợp quan hệ đồng nhất, đồng nhất thể và có thể thêm vai nghĩa thời gian.
d3. Câu quan hệ tương liên
Trong câu quan hệ tương liên, nếu câu phản ánh mối liên hệ về vị trí, phần đề thuyết (của CT Đ-T) trùng là TTM (của CTTT), với CT NBH, phần đề là nội dung
cốt lõi của sự tình: sở thuộc thể, quan hệ sở hữu và chủ sở hữu, còn thuyết là vai nghĩa nơi chốn. Ví dụ:
(193) [- Nếu đập mạnh đầu xuống đất thế nào các dây thần kinh của em cũng bị va chạm. – Cô giáo dùng ánh mắt mân mê khắp đầu và cổ tơi – Thế em đập phía trước hay phía sau? (…)
- Hình như là em té sấp mắt xuống đất ạ. (…)
- May quá! Thế thì khơng sao.] Trung khu thần kinh của con người ta nằm phía sau ót. [57, tr.123]
Trung khu thần kinh của con người ta nằm phía sau ót.
CT Đ-T Đề Thuyết
CTTT TTM
CT NBH Sở thuộc thể Quan hệ
sở hữu Chủ sở hữu Nơi chốn Nếu trong câu có mối liên hệ thân thuộc và xã hội, phần đề là TTC (của
CTTT), là sở thuộc thể (CT NBH), còn phần thuyết là TTM quan hệ đồng nhất, quan hệ sở hữu, chủ sở hữu và vai nghĩa của trạng ngữ (nếu có). Ví dụ:
(194) [- Thằng cu Mùi đâu? – Hải cò oang oang, giọng rất chi là hào hứng.]
Cu Mùi là tên ở nhà của tôi. [57, tr.36]
Cu Mùi là tên ở nhà của tôi.
CT Đ-T Đề Thuyết CTTT TTC TTM CT NBH Sở thuộc thể Quan hệ đồng nhất Nơi chốn Quan hệ sở hữu Chủ sở hữu Như vậy, mối quan hệ giữa CT Đ-T với CTTT, CT NBH trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh rất đa dạng. Giữa CT Đ-T và CTTT thì thường là phần đề sẽ trùng với phần TTC, phần thuyết trùng với TTM, nhưng cũng có trường hợp ngược lại, thậm chí cả CT Ð-T trùng với TTM của CTTT. Mối quan hệ giữa CT Ð-T với CT NBH càng phong phú hơn khi phần đề và thuyết tương ứng với nhiều vai nghĩa
khác nhau trong từng kiểu câu của CT NBH (như động thể, hành thể, nghiệm thể,