Mối quan hệ giữa cấu trúc đề thuyết với cấu trúc thông tin

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.1.1.Mối quan hệ giữa cấu trúc đề thuyết với cấu trúc thông tin

Qua việc tìm hiểu và phân tích câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ở chương 2, chúng tôi thấy rằng CT Đ-T không tương ứng một đối một với TTC – TTM. Phần đề trong CT Đ-T có thể trùng với TTC hoặc TTM của CTTT, ngược lại, phần thuyết cũng có thể trùng với TTM hoặc TTC, hoặc thậm chí, CT Đ-T trùng với TTM. Chúng tôi đã thống kê được qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thống kê mối quan hệ giữa CT Đ-T và CTTT

Mối quan hệ Đ-T tương ứng

TTC-TTM Đ-T không tương ứng với TTC - TTM

S ố l ư ợ n g Tổng % Số lượng % Đề trùng TTM Thuyết trùng TTM và TTC CT Đ-T trùng TTM 581 100 498 85.7 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 23 3.9 30 5.2 30 5.2

Nhìn chung, CT Đ-T trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có những sự tương ứng nhất định với CTTT của câu nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Điều này càng chứng minh quan điểm coi CT Đ-T và CTTT cùng thuộc bình diện dụng học là không đúng. Rõ ràng đây là hai cấu trúc thuộc hai bình diện khác nhau như luận văn đã trình bày trong chương 1 và chương 2. Với CT Đ-T, chúng ta dựa vào diễn ngôn để xác định phần đề và phần thuyết, trong khi đó, ngữ cảnh có vai trò rất quan trọng để xác định TTC, TTM. Trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, CT Đ-T và CTTT

a. CT Đ-T tương ứng với TTC – TTM

Đối với CTTT, đây là kiểu tổ chức có TTC đứng trước, TTM đứng sau. Trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, mối quan hệ giữa CT Đ-T và CTTT thể hiện ở sự tương ứng giữa các thành tố. Có tới 85.7% câu có phần đề trùng với TTC của câu, cịn phần thuyết trùng với TTM. Ví dụ:

(156) a. [- Con ơi, những cặp vợ chồng tan vỡ là những người nghĩ rằng hôn nhân là điểm kết thúc của tình u trong khi thực ra nó là điểm bắt đầu. - Tơi nhìn vẻ mặt ngơ ngác của con tơi, cố tìm một cách diễn đạt dễ hiểu:]

- Trước khi cưới nhau, con người ta chỉ tập yêu nhưng chưa thực sự biết yêu. [57, tr.170]

Trước khi cưới nhau,

con người ta chỉ tập yêu nhưng chưa

thực sự biết yêu.

CT Đ-T Tr.N Đề Thuyết

CTTT TTM TTC TTM

b. [Trưa ăn cơm xong, vừa buông đũa xuống Tường đã đứng lên khỏi ghế, háo hức kéo tay tôi:

- Đi, anh! - Đi đâu?

- Anh đưa em ra nhà ông Xung.

- Mày đi xa vậy?] Mới tập đi, mày chỉ nên đi tới nhà ông Cả Hớn thôi.

[58, tr.356]

Mới tập đi, mày chỉ nên đi tới nhà ông Cả Hớn thôi.

CT Đ-T Tr.N Đề Thuyết

CTTT TTM TTC TTM

Các ví dụ (156) đều có phần đề tương ứng với TTC và phần thuyết tương ứng với TTM. Chúng có sự khác biệt khi thành phần phụ là TTM trong CTTT, cịn trong CT Đ-T, nó chỉ đóng vai trị là trạng ngữ. Điều này cho thấy tính thơng tin của trạng

ngữ là rất cao. Thông tin: trước khi cưới nhau trong (156)a và mới tập đi trong

(156)b chưa được các nhân vật nhắc tới trong cuộc thoại, vì vậy nó là TTM đối với người nghe. Sở dĩ có sự tương ứng giữa CT Đ-T với TTC – TTM trong CTTT là vì

người nói thường có xu hướng chọn cái cũ làm đề, tức làm xuất phát điểm cho sự nhận định và để phần có giá trị thơng báo thực sự ra sau. Theo chúng tôi, đây là một cách tổ chức phát ngôn thuận tiện và đơn giản, đồng thời cũng là cách đơn giản nhất để đảm bảo tính mạch lạc cho văn bản. Ví dụ:

(157) Chú Đàn nhét cây đàn vơ túi áo, vui vẻ nói:

a. - Chú/ sắp đi tìm chị Vinh.

Tường níu tay chú, mừng rỡ: b. - Chị Vinh/ còn sống hả chú? c. - Chú/ đoán vậy. [58, tr.246]

Trong đoạn thoại (157), nhân vật “chú” và “chị Vinh” được lặp lại trong lời thoại của hai chú cháu. Các lời thoại này có CT Đ-T trùng với TTC – TTM của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTTT. Ở câu (157)a, phần thuyết: sắp đi tìm chị Vinh là TTM bởi trước đó chưa được nhắc đến, nhưng trong phát ngôn (157)b, chị Vinh lại là TTC. Đề - thuyết

tương ứng với TTC – TTM nhằm làm cho người nghe nắm bắt được các thông tin mà người nói nêu ra, đồng thời tạo nên sự mạch lạc cho lời thoại. Tuy nhiên, không phải lúc nào hai cấu trúc này cũng có sự tương ứng như vậy. Vì thế, chúng ta cần dựa vào ngữ cảnh để biết được đâu là TTC, đâu là TTM trong CT Đ-T.

b. CT Đ-T không tương ứng với TTC – TTM

Nếu trong một đoạn văn/đoạn thoại có một cái đề cứ được nhắc đi nhắc lại mãi thì sẽ gây nên sự đơn điệu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, phần đề không trùng với TTC (cái cho sẵn) và phần thuyết không trùng với TTM (cái mới). Ví dụ:

(158) a. [Trong trường hợp này có lẽ người lớn nói đúng nhưng trong mắt một đứa trẻ tám tuổi, đã là kho báu thì dứt khốt phải có hình thù của một hòm vàng hay bét nhất là một thỏi kim cương.

- Con người ai mà chẳng thích đi tìm kho báu. – Tơi sụt sịt nói] – Ba mẹ mình cũng thế thơi. [57, tr.151]

Ba mẹ mình cũng thế thôi.

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTM TTC

b. [Hải cò làu bàu: - Khu vườn nhà tao…

- Bọn mình đâu cố ý, Tí há?

- Ờ, bọn mình khơng cố ý (…)]. Chẳng ai muốn làm chết khu vườn cả.

[57, tr.150]

Chẳng ai muốn làm chết khu vườn cả.

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTM TTC

Việc đưa TTM lên trước cái cho sẵn đã nhấn mạnh ý của người nói, đơi khi là tính chất hay mức độ quan trọng của sự việc, đồng thời càng khiến cho giá trị thông tin được nâng cao. Chẳng hạn:

(159) [Thằng Sơn: - Của mày nè, Xin!

- Thư gì vậy? – Con Xin rụt rè nhìn lá thư.]

- Thằng Thiều gửi cho mày đó. [58, tr.85]

Thằng Thiều gửi cho mày đó

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTM TTC

Qua bảng 3.1, chúng ta thấy rằng số lượng CT Đ-T không tương ứng với TTC – TTM là rất ít trong các lời thoại câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh. Sở dĩ như vậy vì, một phần, luận văn đang khảo sát trên câu đơn một bậc đề - thuyết, mặt khác, truyện viết cho thiếu nhi nên nhà văn hạn chế dùng các cấu trúc đảo trật tự hay tỉnh lược. Sự không tương ứng giữa CT Đ-T và CTTT cịn thể hiện ở chỗ, phần TTM có thể là phần bất kì (đơi khi là một từ làm định ngữ hay bổ ngữ) trong đề hoặc thuyết, hoặc hai phần cách nhau trong câu. Ví dụ:

(160) a. [- Tám tuổi thì con người ta làm bao nhiêu chuyện ngốc nghếch. Bây giờ cậu lôi ra bêu riếu để làm gì? (…) - Thế cậu muốn sao?]

- Cậu phải gạch bỏ hết những chi tiết dở hơi đó. [57, tr.89]

Cậu phải gạch bỏ hết những chi tiết dở hơi đó

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTC TTM TTC

Tơi nói, sau khi trở về từ xóm Miễu (…). Tường khơng lộ vẻ gì ngạc nhiên. Nó cười bẽn lẽn:] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Em cũng mới gặp công chúa sáng nay. [58, tr.347]

Em cũng mới gặp công chúa sáng nay

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTC TTM TTC TTM

Ở câu (160)a, phần thuyết vừa có TTM, vừa có TTC là do ngữ cảnh của cuộc

thoại tạo nên. Thông tin: những chi tiết dở hơi đó đã được đề cập đến trong cuộc

thoại giữa nhân vật “tôi” và người bạn Hải cị. Vì vậy nó trở thành TTC trong phát ngơn đã xét. Phần TTM trong câu này cũng là TĐTT của phát ngơn. Trong ví dụ (160), phần đề trùng với TTC, song phần thuyết lại gồm cả TTC và TTM, TTM bị cách quãng chứ không liền nhau. Điều này là bởi câu chuyện “gặp công chúa” đang được Thiều và Tường nhắc đến, do đó, trong phát ngôn của Tường, nó trở thành TTC. Cịn thơng tin “cũng mới” trong phát ngôn của Tường là TTM đối với nhân vật “tôi”. Thời gian gặp cũng là TTM đối với người nghe.

Khi CTTT được tổ chức theo kiểu xen kẽ giữa các phần tin, tương quan phần TTC, phần TTM với phần thuyết, phần đề tương đối ổn định: phần TTC hay phần TTM hoặc chỉ là một bộ phận của TTM hoặc TTC sẽ trong tư cách phần thuyết.

c. CT Đ-T tương ứng với TTM

CT Đ-T đề thuyết một bậc luôn phân định giữa đề và thuyết của câu, tuy nhiên, ứng với CTTT thì có thể toàn bộ CT Đ-T ấy là một TTM. Mối quan hệ này không được thể hiện nhiều trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nhưng cũng góp phần vào sự đa dạng của CT Đ-T với CTTT trong tác phẩm. Chẳng hạn như đoạn thoại sau giữa mẹ của Thiều và Mận, khi bà mẹ trở về từ ngoài huyện với nét mặt hớn hở: (161) a. [Mận ơi, Mận! – Bà đặt mình xuống ghế, tháo chiếc nón lá ra cầm

tay quạt lấy quạt để, miệng kêu rối rít.

- Dạ - Con Mận mừng quýnh quíu chạy ra, dường như nó linh cảm được những điều mẹ tơi sắp nói cực kì quan trọng đối với nó.]

Mẹ con sắp được thả rồi.

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTM

b. [(Thiều hỏi Mận) – Mày vẫn bị ăn đòn của mẹ mày à? Con Mận khơng trả lời nhưng mặt nó buồn xo.

- Tại sao mẹ mày hay đánh mày vậy? – Tơi nhíu mày, đột nhiên thấy

lòng se lại – Tao thấy mày siêng việc nhà lắm mà]. Điểm học tập của mày tháng này cũng đâu có tệ. [58, tr.173]

Điểm học tập của mày tháng này cũng đâu có tệ.

CT Đ-T Đề Thuyết

CTTT TTM

Như vậy, mối quan hệ giữa CT Đ-T và CTTT trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh vừa có sự trùng nhau vừa khơng tương ứng nhau giữa phần đề - thuyết với phần TTC – TTM. Nhà văn thường chọn phần đề là cái cho sẵn, còn phần thuyết chứa TTM, định vị TĐ của cái mới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần nhấn mạnh tính thơng tin của phát ngơn, phần đề sẽ trùng với TTM, hoặc cả CT Đ-T trùng với TTM của câu. Kiểu tổ chức này mang bất ngờ đối với người cùng tham gia giao tiếp. Sự tương hỗ này có vai trị quan trọng trong việc tạo nên giá trị biểu đạt của phát ngơn nói riêng, trong câu văn truyện nói chung.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 91 - 96)