Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc nghĩa biểu

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 65 - 74)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ

2.2.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc nghĩa biểu

nghĩa biểu hiện

Phân loại câu theo nghĩa biểu hiện, xét theo cấu trúc vị từ - tham thể thực chất là phân loại các sự tình. Sự tình là thành phần nghĩa biểu thị sự vật, việc, hiện tượng trong thực tế khách quan được câu đề cập đến qua lăng kính chủ quan của người nói. Nghĩa biểu hiện của câu là hình ảnh của những sự tình trong thực tế khách quan được đề cập trong câu nói.

và tính chủ ý (chủ ý/khơng chủ ý) của vị tố trung tâm. Theo đó, Dik phân loại các sự tình thành bốn loại: tư thế, trạng thái, hành động, q trình. Cịn Halliday [35] lại dùng thuật ngữ quá trình thay cho sự tình. Halliday đã phân loại 6 kiểu quá trình, gồm: vật chất, hành vi, tinh thần, phát ngôn, quan hệ, hiện hữu. Tiếp thu các cách phân loại trên, Cao Xuân Hạo đã phân chia các sự tình thành: hành động, quá trình, tồn tại, trạng thái, quan hệ. Cụ thể như sau:

Ghi chú: dấu + là có; dấu – là khơng có).

Chúng tơi chọn cách phân loại này để phân loại các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo CT NBH (cấu trúc vị từ - tham thể). Qua khảo sát, chúng tôi đã phân loại câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh qua bảng 2.7:

Bảng 2.7: Thống kê các sự tình trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh

Sự tình Số lượng % Hành động 741 52.8 Trạng thái 454 32.3 Quan hệ 134 9.6 Quá trình 69 4.9 Tồn tại 06 0.4 Tổng 1.404 100

Dựa vào bảng 2.7, chúng ta thấy sự tình hành động chiếm số lượng nhiều nhất, trong khi đó, sự tình tồn tại chỉ chiếm một tỉ lệ rất ít. Chúng tơi sẽ gọi các sự tình này là các câu (theo CT NBH). Các câu được cụ thể hóa như sau:

a. Câu hành động và các vai nghĩa của câu hành động trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Câu hành động là câu diễn tả sự tình hành động (+động), có chủ ý (+chủ ý). Hành động (+ chủ ý) Quá trình (- chủ ý) Trạng thái (+ nội tại) Quan hệ (- nội tại) SỰ TÌNH Biến cố (động) Tồn tại Tình hình (tĩnh)

Chủ thể của hành động gọi là hành thể. Nếu hành động trong câu có tác động đến một đối tượng, hành thể thường được gọi là động thể. Hành thể là diễn tố thứ nhất,

có khi là duy nhất của vị từ hành động. Ngoài các diễn tố, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cịn có các chu tố. Ví dụ:

(90) a. Tôi chạy qua nhà con Tủn. [57, tr.77]

hành thể hành động nơi chốn

b. Nó nhìn lên cành phượng đỏ rực bên kia đường.

hành thể hành động đích nơi chốn

[58, tr.43]

c. Tao cho mày tiền. [58, tr.148]

động thể hành động tiếp thể đối thể

Qua các ví dụ (90), chúng ta thấy câu hành động có hành động chuyển tác

(như cho trong câu (90)c và hành động vô tác. Các hành động vô tác có thể chia thành hai loại: +di chuyển (như chạy qua trong câu (90)a) và –di chuyển (như nhìn

trong câu (90)b).

Về các hoạt động chuyển tác, có sự phân biệt giữa các hành động chuyển thái

hoặc chuyển vị. Câu (90)c là hành động chuyển vị: cho mày tiền, tức là làm cho

“tiền” chuyển vị trí sở hữu chủ từ “tao” sang “mày”. Còn hành động chuyển thái là tác động vào một vật đã có sẵn, làm cho nó thay đổi trạng thái. Ví dụ:

(91) Anh đã quyết định thay đổi tên nhân vật. [57, tr.133]

Trong câu (91), hành động: thay đổi tên nhân vật tức là làm cho tên nhân vật khơng cịn mang tên cũ nữa mà sẽ có một tên mới. Hành động này đã chuyển tên nhân vật từ tên cũ sang tên mới.

Các ví dụ (90) và (91) chứng tỏ một hành động chuyển tác bao giờ cũng có ít

nhất hai diễn tố: người hay động vật thực hiện hành động gọi là hành thể/động thể, và một người, hay vật bị tác động gọi là đối thể. Ngồi ra cịn có thêm một diễn tố thứ ba là người nhận (tiếp thể) trong những hành động: cho (như câu (90)c, trao, tặng, nơi đến (đích) trong những hành động làm thay đổi vị trí của đối tượng (như

câu (91)). Khảo sát trên câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tơi khơng tìm

thấy hành động trao và tặng. Như vậy, những vị từ dùng trong những hành động

Trong hoạt động chuyển tác cịn có hành động tạo tác và hủy diệt. Tuy nhiên hai loại hành động này rất ít được sử dụng và khơng điển hình trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nên chúng tơi khơng khảo sát. Đối với hành động cầu khiến và gây khiến, chúng ta cần phân biệt rõ hơn, bởi một số tác giả vẫn gọi chung hai hoạt động này là gây khiến, hoặc chỉ những hoạt động điều khiển mới gây khiến. Thực tế, gây khiến là gây ra hậu quả, khiến xảy ra hậu quả. Ví dụ:

(92) a. Câu nói của thằng Sơn làm tơi chống váng. [58, tr.168] b. Tường bị nhột, la oai ối và lập tức bng tay. [58, tr.158]

c. Lúc nổi giận tìm khơng thấy cây roi, ba tôi/ vớ cây gậy đánh chó vút đen đét vào lưng tơi. [58, tr.37]

Các câu ở ví dụ (92) thể hiện rằng bổ ngữ của vị từ gây khiến thường là một tiểu cú, thậm chí nó trùng với CT Đ-T: hậu quả của một sự tình. Những câu gây khiến này gây nên những quá trình hiện thực. Trong khi đó, các câu có tính chất điều khiển hay cầu khiến chỉ mới dừng lại ở mệnh lệnh, đối tượng nhận lệnh có thực hiện hay khơng thì chưa biết được. Ví dụ:

(93) Tơi cầu xin chị đó. [58, tr.250]

Tuy nhiên, những kiểu hành động này chiếm số lượng rất ít trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh.

b. Câu quá trình và các vai nghĩa của câu quá trình trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Câu quá trình là câu mà một biến cố (+động) trong đó khơng có một chủ thể nào có chủ ý (-chủ ý). Kiểu câu này khơng được sử dụng nhiều trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh, chỉ 4.9%. Ví dụ:

(94) Đằng sau lưng, hai bàn tay tôi lỏng đi. [58, tr.10]

Tr.N động thể quá trình

Vì (-chủ ý) nên diễn tố gọi là động thể khi q trình là vơ tác, và gọi là lực khi quá trình là chuyển tác. Một q trình vơ tác khơng tác động đến đối tượng nào, nên

Diễn tố Vị tố (quá trình) Chu tố (95) a Tơi và con Tí sún (động thể) đành phải đóng vai bị cáo. (đích) [57, tr.156]

b Giấc mơ kiếm tiền

của những chú nhóc cơ nhóc tám tuổi (đối thể) cũng tan thành mây khói. (đích) [57, tr.193] c Mẹ con Mận (đối thể)

bị bắt ngay chiều hơm đó.

(thời gian)

[58, tr.179]

d Cái vương miện

(động thể)

rơi mất tự lúc nào.

(thời gian)

[58, tr.335]

Như vậy, một q trình vơ tác thường chỉ có diễn tố 1 là vai động thể hoặc đối thể. Các tham tố khác thường chỉ là những chu tố (câu (95)c, d. Chỉ có diễn tố 2 của một quá trình vơ tác khi vị từ biểu thị quá trình ấy buộc phải có một tham số chỉ đích (như câu (95)a, b).

Sự chuyển tác của một quá trình khác sự chuyển tác của một hành động ở chỗ diễn tố 1 của quá trình là chủ thể của tác động nhưng lại khơng có chủ ý, nên khơng

được gọi là hành thể hay tác thể, mà gọi là “lực”. Lực là một sức mạnh vơ tri,

khơng có chủ ý. Ví dụ:

(96) Chiếc máy bay giấy của chú Đàn khiến mặt thằng Tường nở ra.

[58, tr.74]

Chiếc máy bay giấy của

chú Đàn khiến mặt thằng Tường nở ra.

Vai nghĩa lực quá trình đối thể

Khảo sát trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thấy rằng số lượng câu đơn hai phần một bậc là câu quá trình chỉ hành động chuyển tác hầu như không được nhà văn dùng để miêu tả trong tác phẩm.

c. Câu tồn tại và các vai nghĩa của câu tồn tại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Câu tồn tại nhận định rằng có một cái gì ở đâu đó, tức sự định vị. Có những loại câu tồn tại bắt buộc phải có sự định vị, có trường hợp thì khơng. Câu tồn tại dưới dạng câu đơn hai phần một bậc rất ít trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Kết quả

khảo sát chỉ có câu tồn tại khơng bắt buộc có sự định vị. Ví dụ:

(97) a. Tham gia cuộc khai quật kho báu trong vườn nhà thằng Hải cị chiều hơm đó có tất cả bốn đứa. [57, tr.141]

b. Một lát, trong nhà nó có người đi ra. [57, tr.79]

Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, câu tồn tại đôi khi là nhận định một sự tình. Trường hợp này, ý nghĩa tồn tại vẫn là ý nghĩa của câu. Ví dụ:

(98) a. Có đứa nhờ thất tình mà mập lên. [57, tr.173] b. Có nhiều người lớn thích xin xỏ. [57, tr.183]

Qua các ví dụ (97) và (98), chúng ta thấy rằng đặc điểm của câu tồn tại là khơng có chủ đề (98)a, b, mà đề trong câu tồn tại là khung đề (97)a, b. Chính vì vậy, xét trong cấu trúc câu đơn hai phần, loại câu này khơng có ưu thế trong sử dụng để miêu tả sự tình.

d. Câu trạng thái và các vai nghĩa của câu trạng thái trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Câu trạng thái là câu diễn tả tình hình nội tại, tức tính chất hay tình trạng của sự vật. Tính chất và tình trạng phân biệt với nhau một cách tương đối và có phần ước định ở chỗ nó thường tồn (tính chất) hay nhất thời (tình trạng). Tính chất có thể thay đổi hoặc mất đi, và đối tượng có thể xuất hiện những tính chất khác. Tình trạng là một cách thức tồn tại nhất thời, khơng nằm trong thuộc tính của đối tượng.

Câu trạng thái chiếm số lượng thứ hai trong truyện Nguyễn Nhật Ánh với 32.3%. Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy câu diễn tả tình trạng nhiều hơn câu miêu tả tính chất. Trong các câu trạng thái chỉ tính chất, nhà văn chủ yếu miêu tả các tính

chất thuộc về tinh thần. Những câu này thường có một diễn tố là đương thể

(người/vật gánh lấy, mang lấy) của tính chất. Ví dụ:

(99) a. Anh nhát gan quá. [58, tr.70]

b. Mày ngu quá! [58, tr.70]

c. Nhưng ma thương hàn rất hiền. [58, tr.116]

d. Con gái ý tứ ghê. [58, tr.188]

e. Nó vừa thơng minh vừa thật thà. [57, tr.132]

Các câu (99) đều có phần thuyết là phần miêu tả tính chất của người/vật, do các tính từ đảm nhận. Loại câu này rất ít gặp trong q trình khảo sát của chúng tơi. Điều này cho thấy nhà văn không thiên về miêu tả tính chất của người hay sự vật mà có thể thơng qua cách miêu tả trạng thái, hành động, nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình.

Bên cạnh câu trạng thái diễn tả tính chất, câu trạng thái miêu tả tâm trạng cũng

thường có một diễn tố là nghiệm thể (người thể nghiệm, thấy có ở mình). Ví dụ:

(100) a. Thằng vơ tư gớm! [58, tr.378]

b. Tường bao giờ cũng sung sướng khi được giúp đỡ tơi. [58, tr.220] c. Con Tí sún ngơ ngác. [57, tr.183]

d. Cô giáo sửng sốt. [57, tr.54]

nghiệm thể tình trạng

Các tình trạng trong các câu (100) đều mang tính nhất thời, có thể biến mất trong một thời gian ngắn. Những vị từ chỉ những trạng thái trên đây thường là những vị từ

đơn trị, chỉ có một diễn tố. Cịn những vị từ song trị như yêu, thích, ghét, thù, giận, thương, kính nể, sợ, phục… (tình cảm) có hai diễn tố: một là nghiệm thể và một là đối thể hoặc nguồn gây ra tình cảm ấy ở nghiệm thể. Loại câu này chiếm số lượng khá lớn

trong câu trạng thái truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ví dụ:

(101) a. Nhiều người sợ nỗi buồn. [57, tr.172]

nghiệm thể trạng thái nguồn

b. Tơi chỉ thích mỗi giờ ra chơi. [57, tr.16]

nghiệm thể tình cảm đối thể

c. Thằng Tường rất cưng cu Cậu. [58, tr.63]

nghiệm thể tình cảm đối thể

d. Đám trẻ làng tôi rất mê xiếc mô tô bay. [58, tr.337]

nghiệm thể tình cảm nguồn

e. Tao thích cả hai đứa. [58, tr.148]

nghiệm thể tình cảm nguồn

Ngoài các diễn tố, câu trạng thái cịn có các chu tố nhằm biểu thị chính xác thời gian, khơng gian hay phương thức… của sự tình. Ví dụ:

(102) Từ ngày Tường gặp nạn, mẹ tôi đã ngưng bn củi để ở nhà săn sóc cho nó. [58, tr.291]

Từ ngày Tường

gặp nạn, mẹ tôi đã ngưng bn củi

để ở nhà săn sóc cho nó.

Vai nghĩa Tr.N đương thể tình trạng phương thức

e. Câu quan hệ và các vai nghĩa của câu quan hệ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

Nghĩa biểu hiện của loại câu chỉ quan hệ chứa đựng những vấn đề khá lí thú về phương diện logic cũng như phương diện ngôn ngữ học. Thường thường các câu chỉ quan hệ được các nhà ngôn ngữ học xếp thành những tiểu loại trong các loại câu định tính, định vị, đẳng thức… Theo chúng tôi, quan hệ là một tình hình mà nội dung là một cái gì đó ở giữa hai sự vật: một sự tiếp xúc, một khoảng cách, một mối dây nhân – quả, một sự so sánh… Câu quan hệ nhất định phải có hai vế. Để chỉ

quan hệ, tiếng Việt dùng những vị từ quan hệ như: hơn, kém, bằng, cũng (như), giống, khác, đồng nhất (với), gần, xa, sát và những danh từ quan hệ như: trên, dưới, trước, sau, trong, ngồi, giữa…

Theo đó, câu quan hệ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh chiếm số lượng khá ít. Những mối quan hệ được biểu hiện chủ yếu là quan hệ giữa một thực thể với một thực thể, cịn quan hệ giữa thực thể với một sự tình hay chu cảnh hoặc quan hệ giữa hai sự tình với nhau hầu như khơng có trong cấu trúc câu đơn một bậc. Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể tức là có hai thứ quan hệ có thể có được giữa hai thực thể. Quan hệ này được thể hiện thông qua quan hệ so sánh (hay tương đối) với cấu trúc như: “A hơn B”, “A kém B”, “A giống/khác B”, “A bằng B”, “A là B”, “A không phải

là B”, “A đồng nhất với B”, “A cũng như B”. Ví dụ:

(103) a. Tường nói như một kẻ sành sỏi. [58, tr.65]

b. Tiếng kèn của chú bữa nay hồn tồn khơng giống tiếng kèn nỉ non ngày nào. [58, tr.246]

c. Chú Đàn lớn hơn tôi tám tuổi. [58, tr.22]

d. Hoa tay là những vân tay hình trịn ở đầu mỗi ngón tay. [58, tr.10] e. Con tôi may mắn hơn nhiều người. [57, tr.170]

g. Con Tủn hồi bé khác xa con Tủn bây giờ. [57, tr.94] h. Nhưng tôi không phải là trái đất. [57, tr.96]

Các câu (103) đều có hai thực thể có quan hệ so sánh với các vị từ quan hệ khác nhau. Câu (103)a và f sử dụng vị từ quan hệ “như” để miêu tả nét nghĩa giống

nhau hoặc tương đương nhau giữa hai thực thể: Tường – kẻ sành sỏi; Hải cò – một diễn giả. Cách so sánh này giúp độc giả hình dung rõ hơn giọng điệu trong cách ăn

nói của Tường, về dáng vẻ và điệu bộ của Hải cò khi “giảng giải” cho con Tí sún về việc như thế nào gọi là một đứa “có giáo dục”. Câu (103)b, g là so sánh sự khác nhau. Đó là sự khác nhau trong tiếng kèn “bây giờ” với tiếng kèn “ngày trước” của chú Đàn (103)b và con Tủn hiện tại với con Tủn ngày xưa (103)g. Khi miêu tả sự khác nhau, nhà văn hướng người đọc đến một đặc điểm nào đó rất quan trọng, đúng hơn là một sự thay đổi lạ thường, bất ngờ ở nhân vật.

Khi dùng vị từ quan hệ “hơn”, người ta thường so sánh hai thực thể trực tiếp với nhau trên hình thức câu. Câu (103)c và e là câu quan hệ có cấu trúc bình thường của câu so sánh có vị từ quan hệ “hơn”. Cũng cần lưu ý rằng, có những trường hợp khơng nhất thiết dùng đến diễn tố thứ hai (hay thứ ba) được điền cho một cái tên gọi

cụ thể của một thực thể, dù đó là một đại từ ẩn. Chẳng hạn như câu: Cuộc sống của tôi cịn cũ kĩ hơn thì chỉ có thể là câu tỉnh lược, trong đó cái dùng để so sánh đã

được chỉ rõ ở một câu/ngữ cảnh trước. Câu (103)d, h là câu quan hệ đồng nhất giữa hai thực thể.

Ngồi ra, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng có câu quan hệ tương liên, các thực thể trong câu gồm những mối liên hệ như:

Liên hệ về vị trí:

(104) a. Hang của nó ở dưới chân giường mình. [58, tr.60]

b. Trung khu thần kinh của con người ta nằm phía sau ót. [57, tr.123] Liên hệ thân thuộc, liên hệ xã hội:

(105) a. Chú là em út của ba tôi. [58, tr.22] b. Mày là chim xanh của tao. [58, tr.80] c. Cu Mùi là tên ở nhà của tôi. [57, tr.36] d. Đó là chuyện của cậu. [57, tr.90]

Nhà văn đã sử dụng đa dạng các vị từ quan hệ để miêu tả các quan hệ giữa các thực thể trong câu. Theo khảo sát của chúng tôi, vị từ quan hệ “là”, “không phải là” được nhà văn dùng nhiều nhất so với các vị từ quan hệ khác. Trong khi đó, vị từ “bằng” khơng được sử dụng để thể hiện quan hệ so sánh giữa hai thực thể.

Nhìn chung, 5 loại câu được chia theo cấu trúc vị từ - tham thể của nghĩa biểu hiện tuy có sự chênh lệch lớn nhưng đã phản ánh khá đầy đủ nội dung các sự tình

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)