CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3.2.1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc phân tích câu đơn truyện Nguyễn Nhật
3.2.1. Vai trò của ngữ cảnh trong việc phân tích câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh Nhật Ánh
Ngữ cảnh hay hoàn cảnh nói năng là cái tình huống, cái bối cảnh phi ngôn ngữ mà từ xuất hiện: ai nói, nói bao giờ, nói ở đâu, nói với ai, vì sao nói [14,
tr.134]. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản, ngữ cảnh đóng vai trò là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu). Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản, ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. Trong từng cấu trúc cụ thể, ngữ cảnh cũng có vai trò khác nhau.
a. Ngữ cảnh giúp nhận diện cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thông tin
Ngữ cảnh chi phối cả nội dung và hình thức của phát ngôn. Nắm được ngữ cảnh sẽ giúp cho việc phân tích và lĩnh hội văn bản được dễ dàng hơn. Đối với CT Đ-T, CT NBH và CTTT, ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác nội dung và phân tích cấu trúc câu thuận tiện hơn. Ví dụ:
(195) [Đây là tai nạn của Hải cò. Cô giáo kêu nó đọc một đoạn trong sách tập đọc… Nó thản nhiên cầm cuốn sách “toán”.
- Đâu phải cuốn này!] - Cô giáo/ sửng sốt – Em/ không đem theo sách tập đọc à? Thế cuốn tập của em đâu. Em/ có chép bài không đấy?
Trong ví dụ (195), chúng ta có thể xác định đúng đâu là đề, đâu là thuyết, tuy nhiên, nếu không đặt nó vào ngữ cảnh trước hoặc sau nó thì người nghe, người đọc sẽ rất khó hiểu người nói đang nhắc đến ai và có thể hiểu: hẳn là nhân vật em “có vấn đề” nên mới nhầm sách toán là sách tập đọc. Hiểu như vậy là không đúng với hoàn cảnh giao tiếp trong văn bản. Vì vậy, chúng ta cần xét đến ngữ cảnh của phát ngôn (195). Đó là những đứa trẻ, gồm nhân vật “tôi” (cu Mùi), Tí Sún, Tủn, Hài cò cảm thấy nhàm chán với cuộc sống cũ kĩ này và muốn khẳng định giá trị riêng của chúng. Chúng muốn thay đổi thế giới bằng cách gọi các đồ vật quen thuộc bằng một
cái tên khác, chẳng hạn: cánh tay gọi là cái miệng, bàn ủi gọi là con chó, ti vi là quạt máy, cuốn tập đọc tức là toán, v.v. Nhân vật “em” mà cô giáo nhắc đến chính
là Hải cò. Hải cò đã áp dụng các “quy tắc” gọi tên của bọn trẻ đối với cả người lớn, hiển nhiên là người lớn không hề biết và không thể hiểu được các cách gọi như một cuộc “cách tân táo bạo” đó của con em mình. Do đó, thắc mắc của cô giáo trong phát ngôn ở (195) là tất yếu. Tình huống giao tiếp này xảy ra trong lớp học. Tác giả đã dùng CT Đ-T một bậc để miêu tả sự “sửng sốt” của cô giáo trước hành động lạ lùng của học trò, còn người đọc, dựa vào ngữ cảnh trước đó thì sẽ hiểu được hành động “ngây thơ” đến ngớ ngẩn đó của nhân vật Hải cò. Ngữ cảnh đã giúp chúng ta nhận diện phát ngôn và hành động của cô giáo hoàn toàn không có chủ ý, trong khi
hành động của học sinh (Hải cò) là chủ ý.
Ngữ cảnh tình huống của một phát ngôn cung cấp thông tin về tình huống mà câu đó được nói. Ngữ cảnh tình huống cho phép chúng ta quy chiếu vào sự vật trong thế giới quanh ta cả khi chúng chưa được nói đến trước đó trong diễn ngôn.
Chẳng hạn, khi nhân vật Tí sún vừa khóc thút thít vừa than thở rằng: Ba mình hứa với mình là sẽ bỏ rượu. Nhưng ba mình có giữ lời đâu, thì nhân vật “tôi” nói ngay:
(196) – Thế mà// vẫn không bị đánh đòn roi nào. [57, tr.152] TTM
Nếu chỉ nghe lời thoại này mà không biết đến ngữ cảnh, người nghe sẽ băn khoăn: ba của Tí sún không bỏ rượu thì đáng lẽ là nhân vật “tôi” phải nghĩ đến việc
sức khỏe của ông giảm sút hay một biến cố nào đó, đằng này lại bảo: Thế mà vẫn không bị đánh đòn roi nào. Trong diễn ngôn trước đó, nhà văn cũng không nhắc tới
biết được vì sao nhân vật “tôi” lại nói như vậy. Cụ thể là:
[Con Tủn lần này đứng về phía tôi, có lẽ vì nó trót là một trong những đồng- thủ-phạm trong vụ này: Chẳng ai muốn làm chết khu vườn cả. (…) Mẹ mình đã năm lần đánh mất chìa khóa xe, mười lần đánh mất chìa khóa tủ mà chẳng ai nói gì].
[57, tr.150-152]
Ngữ cảnh tình huống ở đây là bọn trẻ đang nói về hậu quả của việc đi tìm kho báu và tỏ ra bực tức khi chúng bị người lớn phạt vì đã phá nát khu vườn. Do đó, trong phát ngôn (196), TTM mà nhân vật “tôi” nêu ra hoàn toàn dễ hiểu và phù hợp với ngữ cảnh. Bên cạnh đó, ngữ cảnh cũng đóng vai trò hiệu quả trong việc xác định TTM và TĐTT một cách chính xác hơn. Xét ví dụ sau:
(197) [Chim xanh tức là… người đưa thư đặc biệt. Tôi vỗ vai Sơn, bằng động tác đó, tôi hi vọng có thể dập tắt những câu hỏi tiếp theo chắc chắn
rất oái oăm của nó.] - Mày là chim xanh của tao. [58, tr.80]
Phát ngôn (197) đặt ra vấn đề: TTM mà người nói đưa ra là “mày” hay là “chim xanh”? Vì thế, phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu chính xác thông tin mà người
nói cung cấp. Trong tình hình huống này, nhân vật “tôi” – Thiều (xưng tao) nhờ Sơn (mày) đưa lá thư cho bạn Xin. Sơn không đồng ý nên Thiều nói để tâng bốc Sơn: Những lá thư như thế này người ta phải nhờ tới “chim xanh”, và giải thích: chim xanh tức là…người đưa thư đặc biệt. Ngữ cảnh này giúp chúng ta xác định được TTM mà phát ngôn (197) nêu ra chính là toàn bộ phát ngôn đó: mày là chim xanh của tao. Ở đây không có TĐTT vì những yếu tố được nhắc đến trong phát
ngôn đều đã được đề cập trước đó, nó chỉ là TTM vì người nói gán cho người giao tiếp với mình một biệt danh mới là “chim xanh” mà thôi.
b. Ngữ cảnh tác động đến câu trong giao tiếp, câu trong sử dụng
Ngữ cảnh sẽ ảnh hưởng đến hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà nhân vật tham gia giao tiếp lựa chọn cách giao tiếp phù hợp.
Trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh, các nhân vật chia thành hai tuyến là nhân vật trẻ em và nhân vật người lớn. Vì vậy, nhà văn đã để nhân vật của mình giao tiếp phù hợp với từng đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Tác giả đã lựa chọn CT Đ-T một bậc trong nhiều tình huống đối thoại và trong các ngữ cảnh dẫn
dắt câu chuyện. Điều này phù hợp với ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhỏ và trong các tình huống giao tiếp có nhân vật trẻ em, bởi thứ tự đề trước thuyết sau sẽ giúp các em lĩnh hội thông tin một cách dễ dàng hơn, chính xác hơn, thậm chí không bị hụt hẫng. Chẳng hạn, trong các đoạn hội thoại giữa nhân vật “tôi” (tức là Tường) với chú Đàn, hoặc giữa Tường với người lớn tuổi hơn, nhà văn thường dùng CT Đ-T một bậc để thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, vừa phù hợp với tình huống giao
tiếp cụ thể. Ví dụ, đoạn hai chú cháu nói về hoa tay, Tường hỏi: Hoa tay là gì hở chú?, chú Đàn trả lời:
(198) Hoa tay/ là những vân tay hình tròn ở đầu mỗi ngón tay (a). Hoa tay càng nhiều/ thì vẽ càng đẹp (b). Nếu con có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con/ viết chữ cũng đẹp nhất lớp (c). [58, tr.10]
Tất cả các câu trong phát ngôn ở (198) đều sử dụng CT Đ-T một bậc. Khi
Tường bày tỏ băn khoăn với chú: hoa tay là gì? thì tất nhiên chú Đàn cũng cần trả lời bắt đầu bằng cách nêu “định nghĩa”: hoa tay là… Từ “là” trong trường hợp này
sẽ đóng vai trò phân giới đề - thuyết và phát ngôn này là một đẳng thức, phần thuyết theo sau chắc chắn phải là một danh ngữ mang TTM. Trong câu trả lời của mình, chú Đàn không chỉ nêu lên định nghĩa mà còn giải thích lợi ích của việc có nhiều hoa tay cho Tường hiểu. Ở câu (198)b, tác tử “thì” đã giúp cho việc nhận diện đề - thuyết được rõ ràng hơn và nghĩa của câu dễ hiểu hơn. Đặt vào ngữ cảnh giao tiếp của hai nhân vật, chúng ta thấy rằng CT Đ-T được sử dụng nhiều trong hội thoại này nhằm mục đích nhấn mạnh sự tình đang được nói đến, các thông tin ở phần
thuyết đều là TTM.
Ngoài việc dùng ngữ cảnh để hình dung nghĩa, người nói còn dùng ngữ cảnh để hình dung xem một phát ngôn có thích hợp với cuộc thoại hay không. Xét về mặt ngữ dụng, chúng ta nói đến những phát ngôn hữu hiệu và những phát ngôn không hữu hiệu. Một phát ngôn hữu hiệu là một phát ngôn thích hợp với tình huống, với ngữ cảnh mà nó được dùng, còn phát ngôn không hữu hiệu là một phát ngôn không thích hợp theo cách nào đó. Khảo sát lời thoại là câu đơn một bậc đề - thuyết trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thấy rằng các lời thoại đều là phát ngôn hữu hiệu khi dựa vào ngữ cảnh giao tiếp. Ví dụ:
Ngươi/ yết kiến trẫm có việc gì? [58, tr.331] TĐTT
Ông Tám Tàng đã rất kinh ngạc trước sự xuất hiện của Thiều, vì từ khi con gái ông bị điên, chưa có ai đến nơi hai cha con ông ở. Vì vậy, trong phát ngôn (199), TĐTT nằm ở ba từ cuối cùng: “có việc gì?”. Còn cách xưng hô của nhân vật thì không có gì mới nữa bởi ngữ cảnh trước đã cho Tường biết rõ sự tình: con gái ông Tám Tàng bị điên và luôn nghĩ mình là công chúa. Vì vậy ông đã đóng giả làm phụ vương cho cô gái hài lòng. Ngữ cảnh này giúp chúng ta xác định phát ngôn của nhân vật là có chủ ý.
Qua một số ví dụ trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của ngữ cảnh trong quá trình phân tích câu đơn đối với CT Đ-T, CT NBH và CTTT. Biết được ngữ cảnh, chúng ta sẽ xác định và phân tích câu đơn chính xác hơn, đồng thời nắm rõ thông tin của câu/phát ngôn đó. Vì vậy, câu trong giao tiếp và trong quá trình sử dụng cần phải liên hệ với ngữ cảnh nhằm xác định chính xác nghĩa của câu.