Về khái niệm vị từ tham thể và vai nghĩa

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ

2.2.1. Về khái niệm vị từ tham thể và vai nghĩa

a. Khái niệm vị từ - tham thể

Vị từ (vị tố) là cái lõi của mệnh đề, đóng vai trị trung tâm của vị ngữ. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, vị từ luôn được biểu thị bằng một động từ. Trong tiếng Việt, nó thường được biểu thị bằng động từ, tính từ, đơi khi là danh từ hoặc một đại từ. Vị từ, theo lí thuyết diễn trị của L. Tesnière, là cái đỉnh của câu. Theo đó, sơ đồ của

câu: Tơi học bài được mơ tả như sau:

.

Chúng ta cần xác định rằng vị từ trong cấu trúc ngữ nghĩa không giống vị từ trong cấu trúc ngữ pháp. Vị từ trong ngữ pháp thuộc phạm trù từ loại, là thuật ngữ chỉ chung cho hai từ loại động từ và tính từ. Cịn vị từ trong cấu trúc ngữ nghĩa thuộc phạm trù chức năng – nghĩa. Như đã trình bày ở chương 1, vị từ có thể có một, hai hoặc ba tham thể nhưng cũng có thể khơng có tham thể nào (vơ trị). Đa số các vị từ đều địi hỏi phải có tham thể. Số lượng các tham thể do vị từ đòi hỏi cũng khơng ngang bằng nhau. Ví dụ:

(78) a. Nó đang ăn cơm.

Tác thể hành động đối thể

b. Em gửi cho anh chiếc nón bài thơ xứ Nghệ.

Động thể hành động tiếp thể đối thể

Ví dụ (78)a có hai tham thể: tác thể và đối thể, vị tố trung tâm mang ý nghĩa tác động, cịn ví dụ (78)b có ba tham thể: động thể, tiếp thể, đối thể, vị tố trung tâm

mang ý nghĩa trao tặng.

Tham thể là các thực thể xung quanh vị từ. Đại đa số các tham thể đều được

cấu tạo từ các danh từ (cụm danh từ) hoặc các đại từ nhân xưng. Mỗi tham thể sẽ đảm nhận những vai nghĩa nhất định. Tham thể được chia làm hai loại: tham thể bắt

học

buộc (TTBB) và tham thể mở rộng (TTMR). TTBB là những thực thể xung quanh vị từ mà sự có mặt của chúng là do vị từ địi hỏi. Ví dụ:

(79) Tôi/ đã tặng/ một cuốn sách/ cho anh ấy.

TTBB vị từ TTBB TTBB

Cao Xuân Hạo gọi TTBB là diễn tố (actant). Theo ông, diễn tố là tham tố của vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung ngữ vị từ như một nhân vật được giả định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ, mà nếu thiếu đi thì cái sự tình hữu quan khơng thể thực hiện được, khơng cịn là nó nữa [21, tr.113]. Chẳng hạn khi nói: Đến rồi!, tuy vị từ được dùng một mình nhưng người nghe vẫn hiểu là

có một người nào đó hay một cái gì đó (như xe, tàu…) đã đến cái chỗ người nói coi

là ở đây.

TTMR được gọi là chu tố (circonstant), là những thực thể xuất hiện trong sự

tình, song sự có mặt của chúng khơng do vị tố địi hỏi mà do tình huống, hồn cảnh mách bảo. Ví dụ:

(80) Hồi tám tuổi,/ tình yêu/ là / cái gì xa lạ với tơi.

TTMR TTBB vị từ TTBB

TTBB đi theo những vị từ nhất định và chỉ xuất hiện trong những sự tình nhất định. TTMR tự do hơn, có thể xuất hiện trong nhiều loại sự tình. Các TTMR có thể lược bỏ mà khơng ảnh hưởng tới tính trọn vẹn của câu. Nói cách khác, sự có mặt của chúng không xác định đặc trưng cho loại vị từ hay loại sự tình. Tuy nhiên sự phân chia TTBB và TTMR cũng chỉ mang tính tương đối, bởi một TTBB trong một sự tình này có thể làm TTMR trong một sự tình khác. Ví dụ:

(81) a. Hơm qua là thứ sáu. (TTBB)

b. Hôm qua, tôi đi học tiếng Anh. (TTMR)

Trong các TTBB thì tham thể chủ thể luôn là quan trọng nhất. Để thống nhất,

chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ diễn tố và chu tố theo cách gọi của Cao Xuân Hạo. b. Khái niệm và phương thức đánh dấu vai nghĩa

b1. Khái niệm vai nghĩa đã được các nhà ngôn ngữ dùng với nhiều thuật ngữ khác nhau: cases (cách), semantic relations (quan hệ ngữ nghĩa), roles hay case- roles (vai nghĩa); hoặc thematic roles, theta-roles (vai tham tố). Luận văn chọn “vai

vai” (role assignment) của vị tố trong khung vị ngữ của câu.

Theo tác giả Cao Xuân Hạo, câu biểu hiện một sự tình (hay sự thể). Nội dung (nghĩa biểu hiện) của nó có thể hình dung như một “cảnh” (một màn kịch ngắn)

diễn trên sân khấu. Cái cảnh ấy có một nội dung nhất định: trên sân khấu hiện ra quang cảnh nào đấy (một sự tình tĩnh), rồi lại diễn ra một sự việc nào đấy (một sự tình động). Các nhân/ vật (đọc là “nhân và vật” hoặc là “nhân hay vật”) có mặt trên sân khấu được gọi là tham tố của sự tình hay vai (vai nghĩa) [22, tr.51]. Như vậy, các tham tố là các vai nghĩa trong một màn kịch nhỏ của một sự thể.

Tác giả Hoàng Dũng và Bùi Mạnh Hùng cũng đã định nghĩa vai nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa của ngữ danh từ đối với vị từ trong câu, là cách thức mà thực thể do ngữ danh từ biểu thị góp phần vào sự tình được câu diễn đạt [11, tr.134]. Luận văn

sử dụng định nghĩa này để khảo sát các vai nghĩa trong các ngữ liệu.

Trong NPCN, nghĩa biểu hiện của câu đề cập đến một sự tình trong thực tế khách quan. Trong sự tình đó, phần cốt lõi là một vị tố được gọi tên bằng một vị từ, còn các thực thể tham gia vào sự tình, tạo nên sự tình được gọi là các tham thể. Tùy thuộc vào loại sự tình (loại vị tố), các tham thể đóng những vai nghĩa nhất định. Danh sách các vai nghĩa nhìn chung khá phong phú. Tên gọi các vai nghĩa không hẳn đã thống nhất giữa các nhà nghiên cứu và tương đối khó nhớ.

Fillmore (Dẫn theo [24]) đã đưa ra một số vai nghĩa mà ơng cho là có tính phổ qt, có thể tìm thấy trong mọi ngôn ngữ, phản ánh một phương diện chung trong cách thức chúng ta tri nhận về thế giới. Fillmore đã đề nghị các vai nghĩa gồm:

egentive (tác thể), instrument (cách công cụ), dative (tặng cách), factitive (tạo cách), location (cách địa điểm), objective (đối thể). Danh sách cái vai nghĩa này về

sau được nhiều nhà ngôn ngữ học (Chafe, Dik, Dixon,…) bổ sung và là một danh sách hiện vẫn còn để ngỏ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các vai nghĩa cơ bản được thừa nhận. Song, danh sách đó vẫn cịn mang tính tượng trưng, tương đối, bởi các tác giả đưa ra một danh sách khác nhau, có thể vài chục hay vài trăm vai nghĩa. Ngoài ra, tên gọi của các vai nghĩa cũng khác nhau. Có tình trạng một số tác

giả dùng chung tên gọi vai nghĩa nhưng quan niệm khác nhau. Lại có tình trạng

dùng tên gọi đích thể để gọi tên vai nghĩa mà phần lớn các tác giả khác hoặc gọi là bị thể hoặc gọi là thực thể chịu sự thay đổi về định vị, về sở hữu. Ví dụ:

(82) The stormFo destroyed the harvestGo. (Bão phá hủy mùa màng). (Ghi chú: Fo: Force, vai lực tự nhiên; Go: Goal, vai đích thể).

Ngồi ra, một ngữ đoạn nào đó trong câu có thể đảm nhận hơn một vai nghĩa.

Vì vậy, chúng ta cần lưu ý một ngun tắc mang tính phương pháp luận, đó là: Vai nghĩa mà một thực thể đảm nhận trong sự tình ln ln phụ thuộc vào bản chất của sự tình đó, và thực thể là vơ nghĩa nếu ta tách biệt các vai nghĩa khỏi các sự tình mà trong đó chúng xuất hiện. Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới,

tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã hệ thống các vai nghĩa với tên gọi dễ hiểu. Theo danh sách này, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra 20 vai nghĩa thường gặp trong cấu trúc vị từ -

tham thể, gồm các vai: hành thể, đối thể, động thể, bị thể, công cụ, nghiệm thể, nguồn, tiếp thể, lực, tạo thể, lợi thể, đích, nơi chốn, hướng, lộ trình, phương thức, thời gian, khoảng cách, nguyên nhân, tồn tại thể [17, tr.192-193]. Ví dụ:

(83) a. Nam viết thư. b. An ăn cơm.

(84) a. Tôi đọc sách. b. Bàn này lau rồi.

(85) a. Mới lên năm, nó đã đọc được sách truyện. b. Nó làm một cách nhanh chóng.

Từ việc tham khảo cách gọi tên các vai nghĩa của các nhà nghiên cứu, chúng tôi vận dụng cách gọi vai nghĩa của tác giả Nguyễn Thiện Giáp và thêm một số vai nghĩa:

vai sở thuộc thể, đồng nhất thể, bị đồng nhất thể (Diệp Quang Ban), chủ sở hữu, người tồn tại (Diệp Quang Ban, Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng) để xác định các vai nghĩa

trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh.

b2. Các ngôn ngữ đều có những cách thức riêng để đánh dấu vai nghĩa, tuy

nhiên chúng ta có thể quy về ba phương thức sau:

- Dùng trật tự từ: chẳng hạn, trong tiếng Việt, vai người tác động (động thể) và người bị tác động (đối thể) phân biệt với nhau bằng trật tự sắp xếp. Ví dụ:

(86) a. Nó đánh tôi.

(động thể) (đối thể) Vai tác thể

Vai bị thể

b. Tôi đánh nó.

(động thể) (đối thể)

- Dùng biến tố: phương thức này chỉ áp dụng cho những ngơn ngữ biến hình

như tiếng Nga, tiếng Anh, khơng áp dụng được với tiếng Việt.

- Dùng giới từ: có thể xem giới từ là phương thức phổ biến để đánh dấu vai

nghĩa. Trong tiếng Việt, vai công cụ được đánh dấu bởi giới từ “bằng”. Ví dụ: (87) Nó đến trường bằng xe đạp.

(công cụ)

Vai người hưởng lợi được đánh dấu bởi từ “cho”. Ví dụ: (88) Tơi trông nhà cho bà ngoại.

(người hưởng lợi)

Tuy nhiên, cùng một phương tiện đánh dấu có thể biểu thị hơn một vai nghĩa khác nhau, ngược lại, cùng một vai nghĩa có thể được đánh dấu bằng nhiều phương tiện. Tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã khắc phục tình trạng này bằng cách dùng những thao tác cải biến cú pháp để làm bộc lộ thái độ cú pháp của ngữ đoạn. Ví dụ:

(89) a. Nó đá con chó.

b. Chàng chết mê chết mệt nàng.

Cả hai câu (89)a và b đều có cấu trúc ngữ pháp giống nhau: chủ ngữ + vị ngữ + bổ ngữ. Dùng phép cải biến bị động có thể phân biệt sự khác biệt về vai nghĩa mà

hai bổ ngữ (con chó, nàng) trong hai câu biểu thị. Chỉ có câu (89)a mới chấp nhận phép cải biến bị động (Con chó bị nó đá), cịn câu (89)b khơng chấp nhận phép cải biến này (không thể nói: Nàng bị chàng chết mê chết mệt). Vậy, “con chó” biểu thị vai đối thể, cịn “nàng” biểu thị vai nguồn [25, tr.55].

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)