QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ CÂU ĐƠN TRONG TIẾNG

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.3.QUAN NIỆM VỀ CẤU TRÚC CÚ PHÁP VÀ CÂU ĐƠN TRONG TIẾNG

1.3.1. Quan niệm về cấu trúc cú pháp

Hiện nay, Việt ngữ học vẫn tồn tại hai quan điểm về CTCP: là CT Đ-T hay CT C-V. Từ đó, việc phân tích CTCP của câu cũng hình thành hai hướng khác nhau: phân tích theo quan hệ chủ - vị và phân tích theo quan hệ đề - thuyết. Về điều này,

Nguyễn Hồng Cổn nhận thấy: Chấp nhận cách phân tích cú/câu theo CT Đ-T nhưng lại loại bỏ hoàn toàn CT C-V và các chức năng cú pháp truyền thống như chủ ngữ - vị ngữ ra khỏi hệ thống tiếng Việt chưa hẳn là giải pháp thỏa đáng [10, tr.5] và thử

quan điểm trên: CT C-V là CTCP của cú; CT Đ-T là CTCP của câu. Tác giả kết luận:

Cần phân biệt trong tiếng Việt hai kiểu CTCP của hai đơn vị khác biệt nhau về mặt cấu trúc - chức năng: CT C-V là cấu trúc của cú hay mệnh đề, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là biểu hiện các sự tình, gắn với chức năng biểu hiện của ngơn ngữ. Cịn CT Đ-T là CTCP của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyền đạt thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Hai kiểu cấu trúc này nên được coi là bổ sung cho nhau chứ không loại trừ nhau trong hệ thống cú pháp tiếng Việt. Theo hướng tiếp cận này, việc phân tích cú pháp tiếng Việt đáp ứng được sự thỏa đáng trên cả hai phương diện loại hình và phổ niệm ngơn ngữ [10, tr.12].

Chúng tôi cho rằng, CT Đ-T và CT C-V là hai kiểu tổ chức ngữ pháp khác nhau của câu. Chúng song song tồn tại làm nên hợp thể các kiểu kiến trúc câu xét trên các bình diện khác nhau. Theo hướng tiếp cận NPCN, ba bình diện của câu sẽ đồng thời được xem xét, do đó việc tách bạch CT C-V và CT Đ-T là cần thiết.

CTCP là cấu trúc của câu xét ở bình diện ngữ pháp. Nó phản ánh cách tổ chức cú pháp của các kiểu câu khác nhau trong một ngôn ngữ cụ thể. CTCP sẽ phân biệt với CT NBH và CT Đ-T. Mặc dù vậy, CTCP khơng tồn tại riêng rẽ mà có mặt đồng thời với hai loại cấu trúc này trong sự tương tác lẫn nhau để cùng nhau làm tốt nhiệm vụ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm của Cao Xuân Hạo, coi CT Đ-T là CTCP cơ bản của câu [20].

1.3.2. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp truyền thống

Câu đơn là loại câu mà trong thành phần cấu tạo chỉ có một kết cấu nòng cốt (một kết cấu chủ - vị). Ngữ pháp truyền thống đã xóa bỏ sự phân biệt câu phức và câu ghép để gọi chung hai loại câu này là câu phức hoặc câu ghép, đối lập với câu đơn. Khái niệm truyền thống coi câu phức là câu có hai CT C-V trở lên khơng đẳng lập, hoặc gọi là câu ghép chính phụ. Mặc dù cách gọi tên khác nhau nhưng cùng một khái niệm. So sánh:

(45) a. Điều ấy tơi biết.

b. Điều anh vừa nói ấy, tôi biết rồi. c. Tôi đã xem trận ấy.

d. Tôi đã xem đội ta đấu với đội bạn.

là câu phức (hoặc ghép chính phụ) vì có CT C-V làm định ngữ và bổ ngữ. Ở bậc cao đẳng và đại học, có những giáo trình khơng nhìn nhận những câu (45)b và d là câu đơn mà gọi là những “câu đơn phức tạp hóa”, “câu ghép trung gian”, “câu phức thành phần”, phân biệt với câu đơn và câu ghép.

Dựa vào kết cấu chủ - vị và nòng cốt câu, ngữ pháp truyền thống phân loại

thành câu đơn và câu ghép. Tuy nhiên, trong nhà trường hiện nay, câu tiếng Việt được phân loại thành: câu đơn, câu ghép, câu phức và câu đặc biệt.

1.3.3. Quan niệm câu đơn theo ngữ pháp chức năng

a. Theo hướng NPCN, một số tác giả như Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp vẫn tiếp tục hướng lưỡng phân CTCP của mệnh đề/câu đơn theo quan hệ chủ - vị và dùng các thuật ngữ cụm chủ - vị (Diệp Quang Ban [2]) để chỉ kiểu cấu trúc này. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng CTCP của câu không phải là một kết cấu chủ - vị là một cấu trúc nòng cốt tối giản gồm vị ngữ cùng các tham tố của nó là chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc (Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp [46]). Song, các tác giả này đều xếp CT Đ-T thuộc bình diện dụng học, tức là cấu trúc của thông điệp, thông báo.

Khi phân loại câu (trước hết là câu đơn), người ta có thể sử dụng những tiêu chí khác nhau. Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào cấu tạo ngữ pháp (CT C-V) của

câu để phân chia thành: câu đơn bình thường và câu đặc biệt; dựa vào nghĩa mà chia thành: câu hành động, câu quá trình, câu trạng thái, câu tồn tại. Diệp Quang Ban đã

kết hợp cả CTCP và nghĩa biểu hiện để chia các câu đơn tiếng Việt thành 12 loại

trong cơng trình Ngữ pháp tiếng Việt [3]. Căn cứ vào sự phân chia của Diệp Quang

Ban trong [3], chúng tơi nhận thấy 7 kiểu câu (nhóm câu) dưới đây là phổ biến nhất.

- Câu chứa vị tố động từ tính, vị tố tính từ tính, vị tố danh từ tính

+ Câu chứa vị tố động từ tính là câu mà vị tố có thể là động từ, cũng có thể là

những từ loại khác như tính từ, danh từ được sử dụng như động từ với những điều

kiện khống chế nhất định. Ví dụ:

(46) Tơi ăn cơm.

(47) Cơ ấy dạo này béo ra.

+ Câu chứa vị tố tính từ tính là câu mà vị tố là các tính từ hoặc các từ loại

(48) Cái làng đó tinh thần cậu ạ.

+ Câu chứa vị tố danh từ tính là câu mà vị tố do danh từ đảm nhiệm. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(49) Lúc ấy độ sáu giờ chiều.

- Câu chứa vị tố là từ chỉ quan hệ khơng dùng độc lập: có thể gọi chung là vị tố hư từ (là, bằng, của, do, để, như, trên, trong...). Các kiểu quan hệ do các vị tố hư từ

diễn đạt khá phong phú và gắn với các hư từ cụ thể. Ví dụ: (50) Cô ấy là em gái của tôi. (Quan hệ đồng nhất)

(51) Tôi là người Tây Nguyên. (Quan hệ thuộc tính)

(52) Cánh cửa bằng gỗ lim. (Quan hệ nguyên liệu) - Câu chứa chủ ngữ nguyên nhân

Câu chứa chủ ngữ chỉ nguyên nhân là kiểu câu mà mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị tố là mối quan hệ nguyên nhân, là một kiểu câu có quy tắc cấu tạo riêng về cú pháp và CT NBH. Ví dụ:

(53) Câu chuyện nó kể làm tơi hoảng sợ. - Câu “khiển động”

Câu khiển động là kiểu câu có cấu tạo ngữ pháp và nghĩa biểu hiện gồm vị tố là động từ chỉ sự sai khiến, chủ ngữ chỉ động thể, tân ngữ chỉ đích thể của sự sai khiến và là thực thể nhận lệnh. Các động từ làm vị tố thường gặp trong kiểu câu

khiển động là: bắt, ép, buộc, cản, cấm, cho… Ví dụ:

(54) Cơ ấy cấm con gái chơi với bọn trẻ trong xóm. - Câu bị động

Do đặc điểm loại hình, tiếng Việt diễn đạt ý bị động bằng phương thức hư từ và trật tự từ. Hạt nhân của câu bị động là động từ chuyển tác nên số lượng tham thể trong câu bị bao (làm vị tố) phụ thuộc vào sự địi hỏi của động từ chuyển tác. Ví dụ:

(55) Con bé đó bị mẹ nó đánh nhừ tử rồi.

(56) Nam được bố mẹ tặng một chiếc xe đạp. - Câu tồn tại

Câu tồn tại là tên gọi của kiểu câu biểu thị ý nghĩa tồn tại dù có chủ ngữ hay không. Trong tiếng Việt, câu tồn tại được phân biệt với các kiểu câu khác bởi các

đặc điểm: về ý nghĩa (nghĩa “tồn tại”), về hình thức (khơng có chủ ngữ). Ví dụ:

(58) Cịn tiền trong túi.

b. Quan hệ đề - thuyết được Cao Xuân Hạo sử dụng vào việc phân tích CTCP

câu tiếng Việt. Tác giả cho rằng, định ngữ và bổ ngữ không phải là những thành phần bậc câu trực tiếp cấu tạo câu, mà đó chỉ là những thành phần phụ cho các từ trung tâm của các ngữ. Dù cấu trúc của chúng như thế nào thì tư cách chức năng của ngữ mà chúng tham gia cũng không thay đổi, do đó khơng ảnh hưởng gì đến cấu trúc của câu [21, tr.86]. Vì vậy, Cao Xuân Hạo cho rằng tất cả các câu (45)a, b,

c, d như đã dẫn ở 1.3.2 cần được coi là các câu đơn. Từ câu hai bậc (Đề hoặc thuyết bậc 1 do một CT Đ-T bậc 2 cấu tạo) trở lên có thể gọi là câu nhiều bậc (hoặc câu

phức nếu muốn). Tuy nhiên Cao Xuân Hạo đã chọn thuật ngữ câu nhiều bậc chứ

khơng chọn thuật ngữ câu phức vì “khái niệm “phức” có thể gây ngộ nhận là phức tạp trong khi người bản ngữ không hề cảm thấy như thế lúc nói một câu 2, 3 bậc” [21, tr.87].

Cao Xuân Hạo và một số tác giả như Đào Thanh Lan [27], Nguyễn Hồng Cổn [10] đã dựa vào CT Đ-T để xác định câu đơn, coi nó là CTCP cơ bản của câu, thuộc bình diện kết học. Dựa vào CT Đ-T, câu đơn được phân thành câu đơn một bậc đề - thuyết và câu đơn nhiều bậc đề - thuyết. Luận văn sử dụng quan niệm này để phân loại và miêu tả câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 41 - 45)