Tiêu chí nhận diện cấu trúc đề thuyết trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1.3.Tiêu chí nhận diện cấu trúc đề thuyết trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật

2.1. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ

2.1.3.Tiêu chí nhận diện cấu trúc đề thuyết trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật

Thường thì phần TTT sẽ đặt sau thì, là như: thì phải, thì thơi, thì đúng hơn, thì hơn, thì càng tốt, thì khốn, là cùng, là đủ, là cái chắc, là ít, là hết sức… Tuy nhiên,

kiểu TTT này rất ít gặp trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh. Thay vào đó là

những phần thuyết có chứa các yếu tố tình thái đặt sau các tiểu tố khác như mới, cũng, phải,… Bảng 2.6 cho thấy phần TTT trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh

chủ yếu được đặt sau các tiểu tố khác. Ví dụ:

Đề TTT

(76) a Bác chỉ giả vờ thơi. [58, tr.335]

b Mình xin lỗi bạn nhé. [58, tr.88]

c Ba mẹ mình cũng thế thơi. [57, tr.151]

d Rừng sâu hay núi cao thì cũng thế. [57, tr.137]

Như vậy, TTT trong câu đơn một bậc đề - thuyết trong truyện Nguyễn Nhật Ánh chỉ nằm trọn trong phần thuyết, nó khơng tạo thành khung tình thái như ví dụ ở (75) (câu đơn hai bậc đề - thuyết). Mặc dù chiếm số lượng ít nhưng kiểu câu đề - thuyết tình thái cũng góp phần vào sự đa dạng trong CT Đ-T của câu đơn.

2.1.3. Tiêu chí nhận diện cấu trúc đề - thuyết trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh Nhật Ánh

Thứ nhất, xét về nghĩa tạo lập phát ngơn thì phần đề là CĐ làm tiền đề, đối tượng cho tư duy khai triển, đồng thời cũng là CĐ của thông báo. Phần thuyết là sự khai triển của tư duy về CĐ, thơng báo điều gì đó về CĐ. Chẳng hạn trong câu (69)d, “em” là đối tượng của trạng thái “biết chuyện đó từ lâu rồi”. Vì vậy, “em” trở thành CĐ của câu.

Thứ hai, xét về nghĩa biểu thị thực tại khách quan thì phần đề thường chỉ ra

Phần TTT Số lượng Tỉ lệ %

Đặt sau LÀ 03 7.0

Đặt sau THÌ 01 2.3

Đặt sau các tiểu tố khác 39 90.7

thực thể: sự vật, hiện tượng, khái niệm, tức là các thực thể trừu tượng và cụ thể có thể làm đối tượng, CĐ của tư duy, thông báo. Phần thuyết thông báo về đặc trưng của thực thể. Đặc trưng đó có thể là tính chất, trạng thái, hành động của thực thể hoặc là một thực thể khác làm đặc trưng cho thực thể làm CĐ. Ví như trong câu (65)a, phần thuyết chính là các tính chất của thực thể “giống nhau” (theo quan niệm của trẻ con). Các tính chất này đều mang từ phủ định là “không”, và trong tư duy của con trẻ thì những đặc tính “khơng” ấy làm nên sự giống nhau giữa các đứa trẻ. Do đó, “giống nhau” là CĐ của câu này.

Thứ ba, xét về vai trị – quan hệ cú pháp thì cả đề và thuyết đều là thành phần trung tâm về ngữ pháp và ngữ nghĩa kết hợp lại thành CT Đ-T. Sự có mặt của đề quy định thuyết. Chúng có vai trò ngang nhau mặc dù ở bình diện thơng báo thì thuyết quan trọng hơn đề. Vai trị của đề và thuyết thể hiện ở chỗ: nếu lược bỏ một trong hai thành phần này thì cấu trúc câu bị phá vỡ, câu không tồn tại. Chẳng hạn, trong câu (71)f, nếu lược bỏ phần đề thì người nghe sẽ khơng hiểu phần thuyết nhận

định cho đối tượng thực thể nào và phải hỏi: Tên ở nhà của anh/chị là gì? Tương tự,

nếu bỏ phần thuyết, người nghe chỉ nhận biết được đối tượng thực thể “Cu Mùi” mà

chưa rõ điều định thông báo về thực thể là gì và phải hỏi: Cu Mùi làm sao? Cu Mùi như thế nào?

Thứ tư, xét về hình thức biểu hiện theo trật tự tuyến tính thì đề đứng trước thuyết vì đề là cái được nói ra trước thuyết.

Thứ năm, xét về hình thức biểu hiện bằng vật liệu ngơn ngữ thì từ loại chính thường làm đề là danh từ, còn từ loại thường làm thuyết là vị từ tạo thành câu miêu tả. Ngồi ra, thuyết cũng có thể biểu hiện bằng danh từ, khi đó trước danh từ có hệ

từ là đóng vai trị “thuyết hóa” danh từ để tạo thành câu luận. Ví dụ:

(77) Trẻ thôn quê/ là bạn của các con vật. [58, tr.104]

Đ T

Tùy vào từng trường hợp khác nhau, chúng ta sử dụng một trong các tiêu chí trên để nhận diện CT Đ-T của câu đơn, hoặc cũng có thể vận dụng cùng lúc nhiều tiêu chí để làm rõ.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN TỪ CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 59 - 61)