Tầm tác động của cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin và cấu trúc nghĩa

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 119 - 169)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.2.2. Tầm tác động của cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin và cấu trúc nghĩa

trúc nghĩa biểu hiện trong việc tiếp nhận và giải mã câu văn Nguyễn Nhật Ánh

a. Khắc họa tính cách nhân vật

Câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những giá trị biểu đạt rất đặc sắc. CT Đ-T, CT NBH và CTTT đã thể hiện tầm quan trọng trong việc tiếp nhận và giải mã câu văn Nguyễn Nhật Ánh. Trước hết là sự khắc họa tính cách nhân vật trong truyện. Nhân vật chính trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là thiếu nhi. Nhà văn khơng trực tiếp miêu tả tính cách của các em nhưng qua việc sử dụng câu đơn có CT Đ-T một bậc, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét. Chẳng hạn, trong

truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, đoạn viết về việc hai anh em Thiều và Tường

rủ nhau trốn ngủ trưa để đi chơi, nhà văn đã để cho hai nhân vật tranh luận với nhau về quyết định: chơi trị gì.

(200) Nó/ (tức là Tường) tần ngần nhìn đống đá, rụt cổ:

- Em/ KHƠNG CHƠI trị này đâu. Rủi trúng vào đầu thì chết!

- Chết sao được mà chết. – Tơi/ TRẤN AN nó – Tao và mày đứng thật xa ném nhau, thấy hịn đá bay tới là mình nhảy tránh. Đứng xa thì rủi đá trúng vào người cũng chẳng hề hấn gì.

Tường/ CĨ VẺ KHƠNG BỊ TÔI THUYẾT PHỤC: - Hay mình hái nhụy hoa phượng chơi trị đá gà đi, anh. (…) Tơi/ BĨU MƠI:

- Đó/ là TRỊ CON GÁI. Tao và mày/ là CON TRAI. Con trai/ PHẢI CHƠI NÉM ĐÁ HOẶC PHÓNG DAO.

(…) Nghe hai chữ phóng dao, thằng Tường/ SỢ RUN: - Thơi, anh và em chơi trị ném đá đi! [58, tr.44]

(Ghi chú: Đ/T, TTC-TTM).

Đoạn tranh luận của hai nhân vật trẻ em được sử dụng nhiều câu đơn có CT Đ- T hai phần một bậc. Lời thoại của các nhân vật cũng thể hiện cách xử lí thơng tin và đánh dấu thông tin của mỗi nhân vật có sự khác biệt. Nhà văn cũng dùng các câu hành động, trạng thái và quan hệ để diễn đạt sự tình. Chính điều này cũng góp phần khơng nhỏ vào việc tạo hình nhân vật. Từ đó tính cách của hai bạn nhỏ này được thể hiện rất khác nhau. Tường có vẻ thích những trị chơi an toàn và nhẹ nhàng (như:

hái nhụy hoa phượng chơi đá gà). Trong phát ngơn của Tường: Em KHƠNG THÍCH chơi trị này đâu, TĐTT chính là KHƠNG THÍCH. Tường trả lời khơng cần nghĩ ngợi gì với lí do: Rủi trúng vào đầu thì chết! Bằng việc tạo ra các TĐTT

trong phát ngôn của Tường và nhân vật “tôi”, tức là Thiều, nhà văn đã đối lập tính cách của hai nhân vật và giúp người đọc giải mã được tính cách ấy qua mỗi câu văn. Tường có tính cẩn thận và có phần nhát gan nhưng cũng dễ mềm lòng và hay nhường anh trai. Ngược lại, Thiều - anh trai của Tường - rất cá tính, nhiều lí lẽ và

thích những trị chơi mạo hiểm với lí do: Tao và mày/ là CON TRAI. Tính cách này

của hai nhân vật chính được thể hiện rõ trong tồn bộ câu chuyện, qua các lời nói và hành động của nhân vật.

Bên cạnh Thiều và Tường, các nhân vật trẻ em khác cũng được nhà văn thể hiện rất sinh động bằng các kiểu CT Đ-T và cách đánh dấu TTM, TĐTT khác nhau. Tính cách chung của các nhân vật này là hiếu động, thơng minh và giàu tình cảm. Tính cách của những nhân vật trẻ em này cũng là tính cách chung, tiêu biểu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ngồi ra, truyện Nguyễn Nhật Ánh cịn có các nhân vật người lớn khác như các ông bố, bà mẹ, thầy cô giáo, các bác hàng xóm. Các nhân vật được thể hiện với những nét tính cách riêng, song họ đều có điểm chung là giàu

tình yêu thương và lo lắng cho những đứa trẻ. Việc triển khai dạng cấu trúc câu đơn một bậc cho phép duy trì chủ đề trong khi viết và giúp người đọc tiếp nhận thông tin chính xác hơn nhờ vào CTTT và nghĩa biểu hiện của sự tình.

b. Thể hiện quan niệm của nhà văn về thế giới tuổi thơ

Nguyễn Nhật Ánh không trực tiếp phát ngôn những quan điểm của mình về thế giới tuổi thơ hay những quan niệm về cuộc sống trên trang viết mà thông qua nhân vật để gián tiếp bộc lộ điều đó. Ẩn dấu đằng sau những câu đơn một bậc đề - thuyết là bao suy tư, chiêm nghiệm của người viết. Thế giới tuổi thơ qua những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh là một thế giới hồn nhiên, vơ tư, u đời và thích

tưởng tượng. Trong truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhà văn miêu tả tâm

trạng nhân vật Tường khi nhặt được miếng kim loại màu vàng mà cứ tưởng là vàng thật với những nét ngây thơ của tuổi nhỏ:

(201) Tôi/ cầm lấy miếng kim loại săm soi, rú lên: - Đây/ là VÀNG! Vàng mày ơi!

Mặt thằng Tường/ sáng trưng: - Vàng/ THẬT HẢ ANH?

- Thật mà. – Tôi/ gật đầu hân hoan – Tao/ ĐÃ THẤY VÀNG MỘT LẦN RỒI. Thằng Sơn/ từng ĐÁNH CẮP VÀNG CỦA BA NÓ CHO TAO XEM. Đây/ ĐÚNG LÀ VÀNG!

(…) Tôi/ sung sướng khơng kém gì nó (…).

- Mua ơ tơ nữa anh há? Nhà thằng Sơn/ KHƠNG CĨ ơ tơ. – Tường/ háo hức phụ họa.

- (…) Mình/ CHIA TIỀN CHO NHÀ CHỊ MẬN NỮA chứ anh?

[58, tr.263] Nhà văn vừa miêu tả sự tình động, có chủ ý, vừa tạo ra các sự tình tĩnh, khơng chủ ý, kết hợp với các TĐTT là các TĐ hỏi và TĐ trả lời của hai nhân vật, các câu trong đoạn thoại (201) đã thể hiện rất đúng tâm lí của trẻ nhỏ. Đó là tâm lí thích những điều mới lạ, ưa khám phá và tượng tượng. Các em nhìn cuộc sống bằng trực quan và tưởng tượng về những gì mình đang khao khát. Cả Thiều và Tường đều nhầm tưởng miếng kim loại là vàng thật và đã “phóng khống” mơ tưởng tới “nhà lầu, xe hơi”, và cả việc chia tiền cho nhà chị Mận nữa. Các câu (201) đã dùng rất

nhiều câu đơn có CT Đ-T một bậc và TĐTT để phản ánh nét hồn nhiên, ngây thơ trong suy nghĩ và ước mơ về một cuộc sống đầy đủ của các em thiếu nhi.

Tầm tác động của CTTT và CT Đ-T trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện quan niệm của nhà văn về thế giới tuổi thơ. Đối với Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em là “chúa sáng tạo”, khơng thích bị gị bó trong những “luật lệ” của người lớn và các em cũng có những suy nghĩ riêng, triết lí riêng về cuộc sống. Khi miêu tả về cảnh đóng giả làm vợ chồng của bốn đứa trẻ: cu Mùi (tơi), Tí sún, Tủn, Hải cị, nhà văn đã dùng CT Đ-T với các kiểu khung đề và chủ đề để thể hiện suy nghĩ “khác thường” của chúng.

(202) Thấy con Tủn che miệng cười khúc khích, Hải cị đâm bướng: - Con/ đang HỌC BÀI.

- GIỜ NÀY/ mà học bài hả? - Tôi/ quát ầm - Đồ lêu lổng! Hải cị/ đưa tay ngốy lỗ tai để nghe cho rõ:

- HỌC BÀI/ LÀ LÊU LỔNG?

- Chứ gì nữa! Khơng học bài làm bài gì hết! Con ngoan/ là PHẢI CHẠY NHẢY, TRÈO CÂY, TẮM SÔNG, ĐÁNH LỘN! [57, tr.31]

Các TĐTT mà nhân vật “tơi” và Hải cị đưa ra khiến người nghe phải giật mình ngạc nhiên vì nó đi ngược với thực tế. Song đó là quan niệm của thiếu nhi về các vấn đề trong cuộc sống. Chúng không muốn phải nhất nhất thực hiện theo những thứ đã định sẵn, chúng muốn tạo ra “cái riêng” cho chính mình. Vì vậy mà

bọn trẻ đã gán cho sự vật những tên gọi kì lạ như: con chó là cái bàn ủi, đi ngủ là đi chợ, uống nước trong chai, ăn cơm trong thau…

(203) a. Trong bọn, cái bàn ủi nhà con Tủn/ là hung dữ nhất. [57, tr.51] b. Tối rồi, tao/ về nhà đi chợ đây. [57, tr.52]

c. Tôi/ uống nước trong chai, thấy thú vị làm sao. [57, tr.96] d. Tao/ vừa ăn cơm trong thau. [57, tr.98]

Thông qua lời nói và hành động của các nhân vật, cùng với cách trần thuật bằng các câu đơn có TĐTT ấn tượng và CT Đ-T, đặc biệt là các câu có chủ đề là từ xưng hô đảm nhận, nhà văn đã gián tiếp thể hiện quan niệm của mình về cuộc sống và suy nghĩ của các em thiếu nhi. Đối với nhà văn, thế giới tuổi thơ vô cùng trong trẻo và ngây thơ, và người lớn hãy để cho các em thể hiện ước mơ của chúng và phát triển một cách tự nhiên. Người lớn cũng khơng nên đứng ở thế giới của mình

để nhận xét trẻ nhỏ, bởi các em cũng có những cái lí của riêng mình. CT Đ-T, CT NBH và CTTT đã góp phần quan trọng vào việc truyền tải thông điệp của nhà văn tới bạn đọc mọi lứa tuổi.

c. Tạo dấu ấn nghệ thuật riêng cho phong cách nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh quan niệm: nghiệp văn vừa là công việc, vừa là thiên chức của người cầm bút. Vì vậy, ơng viết rất thong dong và rất tự nhiên. Hiện thực trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không phải tồn màu hồng nhưng cũng khơng đi sâu quá mức vào các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Nhà văn thường sử dụng các kiểu CT Đ-T khác nhau như KĐ - T, ĐTT - T, CĐ - T đi kèm với thành phần trạng ngữ hay bổ ngữ làm cho câu văn chứa đựng nhiều giá trị biểu đạt sâu sắc. Nguyễn Nhật Ánh có phần ưu tiên cho kiểu câu đơn hai thành phần một bậc Đ-T. Sở dĩ như vậy có lẽ bởi nhà văn ý thức được đối tượng trực tiếp của tác phẩm là thanh thiếu nhi. Nhà văn cũng thường sử dụng CTTT có

TTM đứng sau TTC, các vai nghĩa là động thể, nghiệm thể, đương thể… Do đó, câu

văn đầy đủ thành phần chính mà ngắn gọn, dễ hiểu là điều rất cần thiết, dễ tiếp nhận, phản ánh đúng ngôn ngữ đơn giản, hồn nhiên của trẻ thơ. Bên cạnh đó, ngơn từ trong mỗi CT Đ-T, CT NBH và CTTT cũng có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên nét đặc sắc trong giọng văn Nguyễn Nhật Ánh. Đó khơng phải là thứ ngôn ngữ bác học hàn lâm mà là những ngôn từ gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ:

(204) Mẹ tơi/ HÃI QUÁ, LEN LÉN rút cây roi trên vách giấu đi. Lúc nổi giận tìm khơng thấy cây roi, ba tôi/ VỚ cây gậy đánh chó VỤT ĐEN ĐÉT vào mông tôi. [58, tr.31]

(205) a. Con/ THIỆT là ngoan. [57, tr.33]

b. Chú Đàn/ NHÉT cây kèn VƠ túi áo, vui vẻ nói. [58, tr.246]

c. Với chiếc vé đó, TỤI EM/ đã lên được chuyến tàu tuổi thơ. [57, tr.207] d. Tao/ ĐẬP mày NGHE Đàn. [58, tr.31]

e. Tơi/ rót nước VƠ chai xá xị. [57, tr.96] f. Mày ngu THIỆT CHỨ BỘ. [58, tr.115]

Qua các câu (204) và (205), chúng ta thấy rằng ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất giản dị, dễ hiểu và nhà văn sử dụng phương ngữ miền Nam khá nhiều trong câu văn. Các phương ngữ này được lồng ghép vào trong mỗi CT Đ-T và

CTTT nhiều khi có tác dụng nhấn mạnh thơng tin cốt lõi của câu. Chính vì thế, đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc thấy toát lên một nét riêng, TĐTT dễ hiểu, không chứa hàm ngơn, vừa giàu chất trữ tình, vừa hài hước, hóm hỉnh, rất khó lẫn với các giọng văn viết về thiếu nhi cùng thời với ông.

3.3. TIỂU KẾT

3.3.1. Mối quan hệ giữa CT Đ-T với CTTT có khi là sự tương ứng giữa đề - thuyết với TTC, TTM hoặc ngược lại, đề trùng với TTC, thuyết trùng với TTM. Ngoài ra, đề thường ứng với TTC hoặc TTM nhưng thuyết có thể có cả TTC và TTM, bên cạnh đó là những CT Đ-T tương ứng với TTM. Điều này do ngữ cảnh quy định. Với CT NBH, phần đề thường ứng với các vai nghĩa của chủ thể hành động, của trạng thái, phần thuyết ứng với vị tố và các vai nghĩa của bổ ngữ, trạng ngữ… Sự đa dạng của các vai nghĩa, của nội dung sự tình đã tạo nên sự phong phú trong mối quan hệ giữa ba cấu trúc: CT Đ-T, CTTT, CT NBH. Các yếu tố khơng thuộc nịng cốt của câu, trong nhiều trường hợp lại mang một giá trị thông tin lớn. Và ngay cả những yếu tố đó khơng tham gia biểu thị NBH của câu nhưng cũng mang đến một giá trị tình thái, một giá trị tu từ nào đó của sự diễn đạt.

3.3.2. CT Đ-T, CTTT và CT NBH có giá trị biểu đạt lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật, quan niệm của nhà văn về thế giới tuổi thơ và tạo nên phong cách nghệ thuật riêng cho nhà văn. Câu văn truyện Nguyễn Nhật Ánh hiện lên một cách tự nhiên theo mạch cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật/người kể chuyện. Đồng thời, thông qua TĐTT và CT Đ-T một bậc, nhà văn đã có cách đánh dấu và xử lí thơng tin khác nhau, qua đó thể hiện rõ nét tính cách thơ ngây, hồn nhiên và những “triết lí trẻ thơ” của các nhân vật tuổi mới lớn.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về lí thuyết ba bình diện trong nghiên cứu câu tiếng Việt cũng như vấn đề về câu đơn hai thành phần ở chương 1, tìm hiểu về đặc điểm câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh từ CT Đ-T, CTTT, CT NBH ở chương 2 và mối quan hệ giữa CT Đ-T, CTTT và CT NBH ở chương 3, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. Lí thuyết ba bình diện, gồm kết học, nghĩa học và dụng học, là một thành

tựu quan trọng của NPCN thời ngôn ngữ hậu cấu trúc. Các nhà nghiên cứu trên thế giới và giới Việt ngữ đều xác định rằng mỗi bình diện có một chức năng riêng. Giữa ba bình diện này có mối quan hệ khăng khít giữa hình thức với nội dung, của phương tiện với mục đích. Vì thế, để hiểu thấu đáo một bình diện này, cần phải liên hệ với hai bình diện cịn lại, và nhiệm vụ của NPCN là xác minh các mối quan hệ giữa cả ba bình diện. Do đó, việc phân tích câu tiếng Việt từ lí thuyết ba bình diện là rất cần thiết.

2. Trong nghiên cứu câu tiếng Việt, nhìn từ bình diện kết học, câu sẽ được phân tích theo CT C-V và CT Đ-T. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan niệm

coi CT Đ-T là hướng phân câu tích phù hợp với loại hình câu tiếng Việt. Đề là thành phần trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết. CT Đ-T của câu tiếng Việt có thể nhận ra rất dễ dàng nhờ các tác tử: thì, là, mà. Dạng đề trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh gồm khung đề, đề tình thái, chủ đề, trong đó đề là chủ đề chiếm số lượng nhiều

nhất. Dạng thuyết gồm thuyết bình thường và thuyết tình thái.

3. Nhìn từ bình diện dụng pháp, lí thuyết CTTT vẫn chưa có tiếng nói thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ học. Chúng tôi đã tiếp cận trên nhiều phương diện khác

nhau của các nhà nghiên cứu, và đi đến khái niệm: CTTT là sự mã hóa các thành phần của câu thành hai bộ phận, phần thứ nhất có chức năng nổi bật về mặt thơng tin là TĐTT, phần thứ hai là phần cơ sở thông tin. Tùy thuộc vào thời điểm phát ngôn (ngữ cảnh, tình huống) cụ thể mà người nói quyết định thành phần nào là TĐTT, TTM và TĐTT, TTM có thể được nhận biết bằng nhiều yếu tố (ngữ điệu, từ vựng…). Đồng thời, thông qua việc khảo sát lời thoại nhân vật, chúng tôi đã chỉ ra

quan trọng nhất và là TĐTT. Ngược lại, có những TĐ khơng phải là TTM. CTTT

trong truyện Nguyễn Nhật Ánh được nhận biết dựa vào ngữ điệu, hình thức từ vựng và hình thức câu.

4. Trên bình diện nghĩa học, xét theo cấu trúc vị từ - tham thể, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều kiểu câu khác nhau dựa vào hai yếu tố [± động], [± tĩnh] của sự

tình. Chúng tơi chọn cách phân loại của Cao Xuân Hạo, gồm: câu hành động, câu

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 119 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)