Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc thông

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 77 - 81)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH XÉT THEO

2.3.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc thông

(115) a. (Có chuyện gì vậy?) b. Thằng Nam bị bố đánh.

(116) a. (Chị làm sao thế?) b. Tôi nhức đầu quá.

(3) Căn cứ vào các phương tiện biểu hiện hiển ngôn của TĐTT như trọng âm, các trợ từ TĐ, trật tự từ, các đại từ hoặc tiểu từ nghi vấn - áp dụng riêng cho TĐ hỏi.

(4) Căn cứ vào khả năng lược bỏ (tỉnh lược): TĐ là thành tố quan trọng nhất về mặt thơng tin nên nó là thành tố duy nhất trong cấu trúc thông báo không thể áp dụng phép tỉnh lược. Ví dụ:

(117) a. Ai bảo mày như vậy? b. Thằng Hải (bảo).

Như vậy, TĐTT là thành tố quan trọng nhất trong CTTT của câu.

2.3.2. Các kiểu câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh xét theo cấu trúc thông tin thông tin

Khảo sát câu đơn xét theo CTTT, chúng tôi chỉ tập trung trên lời thoại của nhân vật. Tiến hành khảo sát 02 truyện của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi đã thống kê được 581 lời thoại là câu đơn một bậc đề - thuyết.

Có nhiều cách khác nhau để phân loại CTTT lời thoại nhân vật, phụ thuộc vào tiêu chí mà nhà nghiên cứu lựa chọn. TĐTT là thành phần quan trọng bậc nhất của CTTT, sự khác nhau giữa vị trí, chức năng, hình thức của TĐTT làm nên những CTTT khác nhau. Thông thường sẽ có ba tiêu chí để phân loại CTTT lời thoại nhân

vật: (1) dựa vào vị trí của TĐ; (2) dựa vào chức năng của TĐ; (3) dựa vào hình thức của TĐ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn khảo sát câu đơn trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học, vì vậy chúng tơi chỉ nghiên cứu dựa trên tiêu

chí đầu tiên.

Theo Nguyễn Hồng Cổn, dựa vào vị trí của TĐ có thể phân thành 3 nhóm: CTTT lưỡng phân CS-TĐ, CTTT xen kẽ CS - TĐ và CTTT chỉ có TĐ, mỗi nhóm lại có sự phân loại nhỏ hơn. Tuy nhiên, TĐ khơng đồng nhất với TTM, hay chính xác hơn, TTM bao gồm TĐ. Vì vậy, chúng tơi tách riêng hai khái niệm này và sử

dụng các thuật ngữ TTC và TTM.

Khảo sát 581 lời thoại trong 2 tác phẩm, kết quả phân loại qua bảng 2.8. Bảng 2.8. Thống kê lời thoại theo vị trí TTM

Dựa vào vị trí TTM Số lời thoại (lần) Tần số (%) Lưỡng phân TTC - TTM TTM đứng trước 21 3.6 TTM đứng sau 502 86.4 Xen kẽ TTC - TTM hoặc chỉ có TTM Xen kẽ TTC – TTM 28 4.8 Chỉ có TTM 30 5.2 Tổng 581 100

Như vậy, câu đơn có TTM đứng sau TTC chiếm số lượng đại đa số với 86.4%, ít nhất là TTM đứng trước TTC (chỉ 3.6%). Điều này cho thấy các lời thoại chủ yếu nhắc lại vấn đề đã biết ở ngữ cảnh trước để người nghe tiện theo dõi thông tin sắp sửa nêu ra. Chúng tơi sẽ cụ thể hóa vị trí của các TTC và TTM như sau:

a. Câu đơn có TTM đứng trước (TTM - TTC)

Kiểu CTTT này có TTM đứng ở đầu phát ngôn, đứng trước phần TTC, tạo nên

kiểu CTTT: TTM – TTC (TĐ - CS). Đây là kiểu cấu trúc chiếm số lượng ít nhất

trong các kiểu CTTT lời thoại truyện Nguyễn Nhật Ánh, chỉ 3.6%.

(118) [Tôi và Tường gặp chú, kể chú nghe chuyện thằng Tường tập bơi, chú xoa đầu thằng oắt, áy náy:]

- Sao// con khờ thế? [58, tr.108] Ghi chú: TTM//TTC.

Trong đoạn hội thoại (118), các nhân vật đang kể về chuyện Tường cho chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi theo như lời “đùa” của chú Đàn. Chú Đàn chỉ đùa nhưng Tường lại tưởng thật. Điều này làm chú vừa ngạc nhiên vừa áy náy. Chú không hiểu “tại sao” Tường lại dại dột như vậy. Vì vậy, TTM – vừa là TĐ nằm ở đầu câu, tập

trung vào từ để hỏi: “Sao”. Còn phần sau: con khờ thế? là phần TTC.

Trong hội thoại, kiểu CTTT lời thoại TTM - TTC xuất hiện ở những câu hỏi của

nhân vật và hay đi kèm với những từ nghi vấn đóng vai trị là TĐ: sao (03 lần); ai (01 lần); tại sao (04 lần); đứa nào (01 lần)… kết hợp với ngữ điệu hỏi rõ rệt. Ví dụ:

(119) [- Anh vừa đánh nhau với ai à? (…)] Đứa nào// đánh anh vậy?

[58, tr.154]

Từ nghi vấn: Tại sao?

(120) [- Mày cũng bị ăn đòn à? – Hải cò hỏi bằng giọng sung sướng của người đang cơn hoạn nạn chợt thấy kẻ khác gặp hoạn nạn hơn mình.

(…)] Tại sao// người lớn lại phạt bọn mình nhỉ? [57, tr.149] Từ nghi vấn: Ai?

(121) [- trong khu vườn đó chắc chắn người ta có chơn kho báu! – Tơi nói

bằng giọng chắc nịch (…)] - Ai// chôn hở anh? [57, tr.140]

Kết quả khảo sát cho thấy kiểu câu đơn hai phần một bậc có CTTT là TTM - TTC chiếm số lượng rất ít trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Sở dĩ như vậy bởi đối tượng nhà văn hướng đến là thanh thiếu nhi, các em rất cần những câu hỏi và câu trả lời có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Trật tự TTM - TTC có đại từ nghi vấn làm TĐ thường được dùng khi người hỏi đã nắm bắt được một phần tình trạng thơng tin dựa vào ngữ cảnh đã có và muốn biết chính xác hơn. Ví dụ:

(122) [- Chắc con Nhi bị bệnh nặng rồi, anh Hai. - Khơng có đâu! (…)]

- Thế sao// nó khơng đến thăm em nữa? [58, tr.353]

Đoạn hội thoại (122) là giữa hai anh em Thiều và Tường, Tường đang thắc mắc khơng hiểu vì sao mà con Nhi không tới thăm Tường nữa. Khi hỏi câu này, Tường đã thấy nghi ngờ có chuyện gì đó xảy ra với nhân vật Nhi nhưng vì đang bị đau chân, không đi đâu được nên Tường muốn biết chính xác qua anh trai của mình. Điều mà Tường muốn làm rõ là lí do, vì vậy mà từ nghi vấn “Thế sao” trở thành TĐTT trong phát ngôn của nhân vật này.

Với những phát ngơn hỏi thì từ nghi vấn đứng đầu câu đóng vai trị là TĐ, cịn đối với trường hợp những phát ngơn khẳng định, trật tự TTM - TTC xuất hiện khi phần TTM được đưa ra trước để nhằm nhấn mạnh và trả lời trực tiếp thông tin được yêu cầu, lúc này TTM trùng với TĐ. Trường hợp này ít xuất hiện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Ví dụ:

- Khu vườn nhà tao…

Thấy Hải cị giở giọng bắt đền, tơi nhìn con Tí sún: - Bọn mình đâu cố ý, Tí há?

- Ờ, bọn mình khơng cố ý (…)] Chẳng ai// muốn làm chết khu vườn cả.

[57, tr.150]

b. Câu đơn có TTM đứng sau

Mơ hình CTTT cơ bản và thường gặp nhất là TTM đứng sau TTC, TTC làm nền cho TTM. Các lời thoại nhân vật có cấu trúc theo trình tự thuận, phần TTC đứng trước TTM khi phần TTC biểu thị TTC, thông tin đã biết, đã được đề cập đến trong các câu trước, lời thoại trước hoặc người nói cho rằng thơng tin đó đã có trong tâm trí người nghe vào thời điểm nói. Cịn phần TTM biểu thị thơng tin chưa biết, chưa được nói đến và chưa được đề cập trước đó hoặc chưa tồn tại trong tâm trí người nghe. Chính vì vậy nên kiểu CTTT có TTM đứng sau TTC chiếm số lượng lớn nhất - 502 lời thoại (86.4%) trong tổng số 581 lời thoại được khảo sát. Ví dụ:

(124) [Tơi nhún vai: - Người lớn hay con nít gì cũng thế thơi! Quan trọng là

có gan hay khơng!]

- Nhưng người lớn thì// khơng cần xin phép ba mẹ. [57, tr.136] (Ghi chú: TTC// TTM)

(125) [Thế có lần nào mày lén mở thư ra xem chú Đàn viết gì trong đó khơng? (…)].

- Hình như là// một bài thơ. [58, tr.76]

Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, lời thoại nhân vật có cấu trúc TTM đứng sau TTC chiếm số lượng lớn bởi trong hoạt động giao tiếp, thơng thường trình tự thơng tin sẽ được mã hóa theo kiểu cái cũ đứng trước cái mới để người nghe dễ nhận biết và có sự hình dung sẵn/đốn trước trong đầu. Hoặc đơi khi cái cũ đứng trước bởi nó đã xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp của hai nhân vật. Ví dụ:

(126) [Mười năm sau nữa, tức là vào lúc hai đứa đã hai mươi tám tuổi và con Tủn chuẩn bị lên xe hoa, tơi mới thú thật với nó những gì tơi nghĩ về nó hai chục năm trước. Con Tủn tỉnh bơ: Hồi đó em cũng thích anh.

(…)]. - Em nói// thiệt khơng đó?

Trong hội thoại (126), nhân vật “tôi” (cu Mùi) và con Tủn gặp lại nhau sau mười năm. Cu Mùi nói thật lịng mình với Tủn rằng ngày xưa mình thích Tủn, và Tủn cũng xác nhận lại điều đó. Như vậy, việc cu Mùi và Tủn thích nhau đã được đề cập đến trong ngữ cảnh giao tiếp của hai nhân vật nên trong đoạn thoại này, hai nhân vật mã hóa thơng tin “thích” trở thành TTC. Cịn thơng tin mà nhân vật “tơi” muốn biết chính xác đấy là lời nói của Tủn có “thiệt khơng?”. Vì vậy, “thiệt khơng đó?” trở thành TĐ trong lời thoại của nhân vật “tôi”. Câu trả lời của Tủn có hai thơng tin, một cũ, một mới. TTC là “em sắp lấy chồng rồi”. Tuy nhiên “tơi” khơng hề biết Tủn vẫn có tình cảm với mình. Phần mang TTM trong câu trả lời của Tủn

chính là TĐ của phát ngơn này: nói dối anh làm chi! Câu nói là lời khẳng định rằng

chuyện em nói thích anh là sự thật.

Nhìn chung, CTTT có TTM đứng sau TTC là phù hợp với tri nhận của người nghe. Cấu trúc TTC - TTM của CTTT khơng hồn tồn trùng với CT Đ-T. Điều này sẽ được làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)