Các phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu đơn truyện Nguyễn

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 81 - 91)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.3.3.Các phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu đơn truyện Nguyễn

2.3. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH XÉT THEO

2.3.3.Các phương tiện đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu đơn truyện Nguyễn

Nguyễn Nhật Ánh

Thành phần thông tin quan trọng và nổi bật nhất của CTTT chính là TĐTT. Nhìn chung, việc xác định TĐ trong câu khá dễ vì nó nổi bật trên trục kết hợp và trục đối vị so với các yếu tố ngôn ngữ liên quan và được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ điệu, một số yếu tố từ vựng hoặc thay đổi vị trí các thành phần câu… Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy có ba phương tiện đánh dấu TĐTT trong câu đơn, đó là dựa vào hình thức câu, ngơn điệu và từ vựng.

Bảng 2.9. Thống kê các hình thức đánh dấu TĐTT Các hình thức đánh dấu

TĐTT Số lời thoại (%)

Hiện tượng ngôn điệu 03 0.6

Hình thức từ vựng 193 39.3

Hình thức câu 295 60.1

a. Dựa vào hình thức câu

Với 295 lời thoại được nhận diện TĐ bằng hình thức câu, chúng tơi phân chia

hình thức câu CTTT thành 2 trường hợp: đánh dấu và không đánh dấu.

Với trường hợp khơng được đánh dấu thường thì trật tự CS -TĐ trùng với trật tự đề - thuyết nên có thể dựa vào CT Đ-T để xác định phần cơ sở và phần TĐTT. Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, lời thoại nhân vật có cấu trúc TĐ/TTM đứng sau sẽ được mã hóa theo kiểu CS - TĐ để người nghe dễ nhận biết. Ví dụ:

(127) [Sơn trợn mắt nghiêng ngó, lấy tay khều từng viên bi rồi liếm mép:

(…)] - Tao// lấy hết chỗ này. [58, tr.82] (Ghi chú Đề// thuyết; CS - TĐ)

Trường hợp được đánh dấu về hình thức câu chính là tỉnh lược và đảo trật tự. Tỉnh lược là thủ pháp rút gọn hình thức câu bằng cách loại bỏ bớt các thành tố không cần thiết về mặt thông tin trong CTTT của câu. Tỉnh lược sẽ tạo nên các CTTT bị đánh dấu về mặt cấu trúc (khơng hồn chỉnh). Trong CTTT, xét theo tính quan yếu về thông tin, phần CS có thể bị tỉnh lược cịn TĐTT thì khơng thể tỉnh lược nên chúng ta có thể dựa vào đó để xác định TĐTT. Đảo trật tự cũng là phương tiện đánh dấu TĐTT, gồm tiền đảo và hậu đảo. Tiền đảo được tạo thành bằng cách chuyển thành tố có chức năng TĐ khỏi vị trí cuối câu (khơng đánh dấu) lên vị trí đầu câu (đánh dấu). Hậu đảo được tạo thành bằng cách chuyển thành tố có chức năng TĐ ở vị trí đầu câu (không đánh dấu) xuống vị trí cuối câu (đánh dấu). Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ xét trên câu đơn hai phần một bậc nên khơng có hiện tượng tỉnh lược và đảo trật tự, chủ yếu các lời thoại đều có TĐTT trùng với CT Đ-T.

Qua phân tích, chúng ta thấy số lượng lời thoại được đánh dấu TĐ (gồm cả đánh dấu bằng ngơn điệu, từ vựng, câu) có 491 lời thoại, chiếm 84.5% trên tổng số 581 lời thoại được khảo sát. Do đó, những trường hợp cịn lại, khi TĐ khơng được đánh dấu bằng bất kì hình thức nào thì bắt buộc phải dựa vào ngữ cảnh để xác định, thậm chí khi có hình thức đánh dấu thì cũng khơng được tách rời khỏi ngữ cảnh. Ngữ cảnh có thể được dựa vào cặp thoại hỏi – đáp. Theo phương pháp này, nếu bộ phận

nào của câu đáp trực tiếp trả lời cho câu hỏi, thì đấy chính là TĐ của câu. Bởi đối tượng khảo sát là lời thoại nhân vật nên cách này được sử dụng khá hiệu quả. Ví dụ:

(128) [- Thế mày có nhớ được câu nào khơng?] - Em nhớ được// hai câu. [58, tr.76]

(129) [Có lần tơi hỏi nó: - Mày thích con Bé Ba thật à? - Mặt nó vênh vênh:]

- Tao thích nó// ít thơi. [58, tr.143]

Ngồi ra có thể dựa vào một số phép liên kết câu: phép lặp, phép thế. Cái cũ

của một phát ngôn thường biểu thị những sự vật hiện tượng, tình huống đã được nhắc tới hoặc có thể suy ra từ những phát ngơn trước đó bằng cách lặp lại tên gọi của chúng, hoặc thay thế các tên gọi bằng các từ ngữ tương đương. Khi này, phần thông tin theo sau các phép lặp hoặc thế sẽ là TĐTT. Ví dụ:

(130) [- Em sẽ trả thù cho anh.]

- Mày trả thù// bằng cách nào? [58, tr.154] b. Dựa vào ngôn điệu

Trên phương diện lời nói thì TĐ thể hiện ở sự nhấn mạnh của trọng âm cường

điệu. Còn trên phương diện văn tự thì đó là sự trình bày khác thường: in đậm, in nghiêng, kiểu chữ, sử dụng dấu câu…

Việc xác định TĐTT trong truyện Nguyễn Nhật Ánh dựa vào hiện tượng ngôn điệu tương đối khó khăn bởi nó là văn tự, khơng phải lời nói, khơng có dấu hiệu cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, dựa vào chức năng ngữ dụng của ngữ điệu cũng có thể nhận ra được TĐ nhờ sự phân đoạn, đóng gói thơng tin (tức là nhóm thơng tin thành những khúc đoạn khác nhau). Qua khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có 03 lời thoại, chiếm 0.6%. Ví dụ:

(131) [Hoa tay là gì hở chú?] – Hoa tay// là những vân tay hình trịn ở đầu mỗi ngón tay. Hoa tay càng nhiều// thì vẽ càng đẹp. Nếu con có mười cái hoa tay, con sẽ vẽ đẹp nhất lớp. Con// viết chữ cũng đẹp nhất lớp. [58, tr.10]

Trong lời thoại (131), nhân vật giải thích về hoa tay và cũng gom thông tin

liên quan đến hoa tay thành một nhóm TTM: là những vân tay hình trịn ở đầu mỗi ngón tay; vẽ càng đẹp; viết chữ cũng đẹp nhất lớp. Đó chính là TĐ của CTTT trong

Như vậy, việc nhận diện các phương tiện đánh dấu TĐTT dựa vào ngơn điệu là khá khó khăn, bởi tất cả lời thoại đều thể hiện trên văn bản viết. Do đó, dựa vào chức năng ngữ dụng của ngữ điệu là phương tiện nhận diện TĐTT quan trọng, giúp độc giả nhận biết được TĐTT trong phát ngôn.

c. Dựa vào từ vựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nhận biết TĐTT, ngồi ngữ danh từ và đại từ cịn có thể dựa vào từ hồi chỉ - khứ chỉ, trợ từ, phó từ. Ở phương tiện đánh dấu TĐTT dựa vào từ vựng, chúng tôi nhận thấy các từ hồi chỉ - khứ chỉ khơng tiêu biểu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, vì vậy chúng tơi chỉ khảo sát các trợ từ và phó từ. Nếu trong một phát ngơn có xuất hiện trợ từ và phó từ thì thành phần theo sau chúng chính là TĐTT.

Theo kết quả thống kê, có 193 lời thoại được đánh dấu bằng hình thức từ vựng (trợ từ và phó từ), chiếm 39.3%.

c1. Trợ từ

Trợ từ có 2 loại: trợ từ tình thái và trợ từ nhấn mạnh. Trợ từ tình thái biểu thị tình cảm và trợ từ nhấn mạnh có tác dụng nhấn mạnh thơng tin. Việc xác định số lượng các trợ từ nhấn mạnh chưa có sự thống nhất chung giữa các nhà nghiên cứu.

Tác giả Nguyễn Anh Quế đưa ra 6 trợ từ nhấn mạnh: đích, chính, tự, ngay, cả đến [38, tr.216-219]. Nguyễn Kim Thản thì cho rằng có 10 trợ từ nhấn mạnh: cái, chính, đích, những, đến, lấy, ngay, ngay cả, cả, tận [42, tr.443-425]. Xuất phát từ chức

năng của hai nhóm trợ từ: trợ từ tình thái gắn với cả câu (gọi là trợ từ câu), trợ từ nhấn mạnh gắn với một bộ phận của câu (gọi là trợ từ nhấn mạnh), tác giả Phạm Hùng Việt [53] đưa ra 38 trợ từ nhấn mạnh. Những trợ từ này đều có trong danh

sách trợ từ của Từ điển tiếng Việt: cả, cái, chẳng, chỉ, chính, có, các, cứ, đã, đếch, đến, đích, độc, đúng, được, hẳn, hề, là, lấy, mà, mãi, mốc, mỗi, mới, ngay, nhưng, phàm, qua, quái, quyết, riêng, rõ, tận, thì, tổ, tớ, ư, và.

Trợ từ có chức năng biểu thị sự đánh giá của người nói về ý nghĩa quan trọng của thông tin được nhấn mạnh, tức là đã ngầm khẳng định một quy tắc sử dụng trợ

từ: trợ từ nhấn mạnh bao giờ cũng nhấn mạnh vào tổ hợp từ ngữ đứng sau nó. Vậy

TĐTT hay TTM. Lời thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có 06 trợ từ nhấn mạnh

đánh dấu TĐTT với 88 lượt dùng mà chúng tôi khảo sát được, gồm: chỉ là, chỉ, đúng là, là, mà, thì. Số lượng cụ thể các trợ từ qua bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thống kê số lượng trợ từ đánh dấu TĐTT

Trợ từ Số lượt dùng % chỉ là 3 3.4 đúng là 5 5.7 mà 7 8.0 thì 7 8.0 chỉ 13 14.7 là 53 60.2 Tổng 88 100

Qua bảng 2.10, chúng ta thấy rằng trợ từ “là” được nhà văn sử dụng nhiều nhất, vượt xa các trợ từ khác.

- Chỉ là và chỉ: nhấn mạnh với sắc thái khẳng định có giới hạn. Ví dụ:

(132) [Tơi liếm mơi:]

- Đó chỉ là MỘT BẢN THAM LUẬN… [57, tr.86]

(133) [Tôi và Tường gặp chú, kể chú nghe chuyện thằng Tường tập bơi, chú xoa đầu thằng oắt, áy náy:]

- Sao con khờ thế? Chú chỉ NĨI CHƠI thơi mà. [58, tr.108]

(134) [Thấy tôi đực mặt nghĩ ngợi, nó hấp háy mắt: - Mày hẹn nhau với con Xin bao giờ chưa? Tôi khịt mũi:]

- Tao chỉ RA NHÀ NÓ CHƠI U, CHƠI RỒNG RẮN LÊN MÂY…

[58, tr.144]

- Đúng là: dùng nhấn mạnh với sắc thái xác nhận. Ví dụ:

(135) [Trong khi tơi và con Tí sún ơm bụng cười ngặt nghẽo thì Hải cị thị tay cốc đầu con Hồng tử bé:]

- Mày đúng là NGU NHƯ CHĨ! [57, tr.186] - Là: nhấn mạnh với sắc thái khẳng định. Ví dụ:

(136) [Chạy một lát, chú Đàn vù ra cổng, vọt lên đường lộ, phi thẳng về nhà

bà. Lúc đó ba tơi mới thở phì phị hậm hực quay vô. (…)] - Ba tôi là NGƯỜI HOẠT KHẨU. [58, tr.35]

(137) [Thông minh bao giờ cũng khéo ăn khéo nói khéo ứng xử, mà điều gì khéo quá thì thường kém chân thật, khổ thế!]

Con Tí sún là TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT. [57, tr.132] - Mà: nhấn mạnh, sắc thái khơng bình thường. Ví dụ:

(138) [Tơi đấm ngực binh binh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ôi, chẳng thà nó chém tơi một dao cho rồi! Con ơi là con!] Mày ra đây mà GIẾT BA MÀY đi con! [57, tr.34]

(139) [Nhưng tôi chẳng tin chuyện chuồn chuồn cắn rốn tẹo nào. Tôi nheo mắt nhìn Tường:]

- Mày ngốc quá. Chuồn chuồn cắn rốn mà BIẾT BƠI á? [58, tr.105] - Thì: dùng nhấn mạnh về điều sắp nêu ra. Ví dụ:

(140) [Tới đây, Dưa bắt đầu ngờ ngợ, có vẻ nó đã đốn được mối quan tâm của tơi. Mặt nó bất giác lộ vẻ xao xuyến:]

- Nhưng chuyện đó thì LIÊN QUAN GÌ TỚI TAO? [58, tr.255]

(141) [- Tám tuổi cũng thế. – Mặt Hải cị đỏ gay] – Giám đốc một cơng ty lớn thì KHƠNG THỂ ĂN NĨI NHƯ THẾ hồi tám tuổi. [57, tr.88]

c2. Phó từ

Phó từ là những phụ từ đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, cách thức, mức độ hay kết quả của hành động, hoạt động. Phó từ chỉ thời gian và phó từ chỉ sự tiếp diễn đồng nhất có tác dụng chỉ xuất TĐTT [37, tr.207].

Dưới đây là 09 phó từ đánh dấu TĐTT trong truyện Nguyễn Nhật Ánh mà

chúng tôi khảo sát được: đã, đang, sẽ, vừa, sắp, cũng, vẫn, còn, lại. Với 105 lượt

Bảng 2.11. Thống kê số lượng phó từ đánh dấu TĐTT Phó từ Số lượt dùng % Chỉ thời gian đã 10 9.5 đang 12 11.4 sẽ 28 26.7 vừa 07 6.7 sắp 03 2.8 Chỉ sự tiếp diễn cũng 28 26.7 vẫn 07 6.7 còn 04 3.8 lại 06 5.7 Tổng 105 100

Nhóm 1: phó từ chỉ thời gian: đã, đang, sẽ, vừa, sắp. Nhóm phó từ này dùng để

chỉ quan hệ thời gian với quá trình hay đặc trưng trong cách phản ứng của tư duy. Quan hệ thời gian được xác định theo một điểm mốc tương ứng với thời điểm thực tại hoặc tương ứng với thời điểm phản ánh. Phó từ thời gian cịn xác định tính hiện thực hoặc phi hiện thực của trạng thái hành động, tính chất theo quan hệ thời gian.

- Đã: biểu thị thời gian trong quá khứ, tức là sự việc, hành động đã xảy ra rồi.

Ví dụ:

(142) [– Vậy chắc em đã biết là anh từ bỏ ý định lôi chuyện ngốc nghếch hồi bé ra bêu riếu. – Tơi nói như hơm trước nói với con Tủn, lưu loát và cay

đắng] – Anh đã QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI TÊN NHÂN VẬT… [57, tr.133]

(143) [Nó hỏi tơi, giọng mơ màng:

- Thế thời bây giờ khơng có cơng chúa thật hả anh?

- Chắc là khơng có đâu! – Tơi nói, giọng vỗ về] - Tao đã NĨI VỚI MÀY HƠM TRƯỚC rồi mà. [58, tr.349]

- Đang: biểu thị thời gian đang xảy ra sự việc, hành động tại thời điểm phát

ngơn. Ví dụ:

(144) [- Mày thích con Mận hả?

- Ờ. – Tôi gật đầu, ngơ ngác đáp.]

- Tại sao mày thích nó? Mày đang THÍCH CON XIN kia mà?

- Sẽ: biểu thị thời gian trong tương lai, diễn tả ý định của người nói. Ví dụ:

(145) Tơi xụi lơ như người chết rồi: - Anh sẽ NGHE LỜI EM.

- Anh sẽ KHƠNG ĐỐT BẢN THẢO? - Anh sẽ khơng đốt.

- Anh sẽ KHƠNG XÉ NĨ? - Anh sẽ không xé. [57, tr.155]

- Vừa: biểu thị sự việc diễn ra liền ngay trước thời điểm nói hoặc trước một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời điểm nào đó trong quá khứ được xem là mốc, hay là chỉ trước một thời gian ngắn, coi như khơng đáng kể. Ví dụ:

(146) [Hơm sau, Hải cị lại háo hức đi tìm tơi chỉ để khoe:] - Tao vừa ĂN CƠM TRONG THAU. [57, tr.98]

(147) [Trước mặt tôi, thằng Tường đã ngồi thẳng lưng lên từ lúc nào. (…)] - Anh Hai! Em vừa NHÌN THẤY CƠNG CHÚA! [58, tr.306] - Sắp: biểu thị sự việc, hiện tượng xảy ra vào thời gian tới, rất gần. Ví dụ:

(148) [Chú Đàn nhét cây kèn vô túi áo, vui vẻ nói:]

- Chú sắp ĐI TÌM CHỊ VINH. [58, tr.246]

Nhóm 2: Phó từ chỉ sự tiếp diễn đồng nhất biểu thị quá trình đặc trưng kéo dài,

liên tục hoặc lặp lại: cũng, còn, lại, vẫn.

- Cũng: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái,

hoạt động, tính chất. Ví dụ:

(149) [Tôi thở dài, hờn dỗi:

- Ba mẹ không bao giờ tin tụi mình.] Ba mẹ lúc nào cũng SỢ TỤI MÌNH BỊ LẠC. [57, tr.137]

(150) [– Tao giúp chị Vinh khơng phải vì tiền. – Thằng Dưa ngoảnh mặt đi

– Chị Vinh thương tao nhất.] Tao cũng THƯƠNG CHỊ VINH NHẤT.

[58, tr.258]

- Còn: biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động, trạng thái cho đến một lúc

nào đó. Ví dụ:

(151) [- Chú sắp đi tìm chị Vinh.

- Chị Vinh còn SỐNG hả chú? [58, tr.246]

(152) [Con Tủn vừa dứt lời, thằng Hải có đã nơn nóng tiếp theo ngay, như thể đang chờ sẵn:]

- Mẹ cịn CÁI TẬT NĨI DAI nữa. [57, tr.160]

- Lại: biểu thị tính chất lặp lại, tái diễn hay tiếp nối của một hoạt động, một

hiện tượng. Ví dụ:

(153) [Ba tơi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:]

- Mày lại ĐÁNH NHAU rồi phải không? [57, tr.17]

- Vẫn: biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn chứ khơng có gì thay đổi vào thời điểm

nói đến của một hành động, trạng thái hay tính chất nào đó. Ví dụ:

(154) [– Ba mình có hứa với mình là sẽ bỏ rượu. Nhưng ba mình có giữ lời đâu. Tôi đế ngay:]

- Thế mà vẫn KHƠNG BỊ ĐÁNH ĐỊN ROI NÀO. [57, tr.152]

(155) [Tơi nhớ đến những giọt nước mắt của nó: (…)]

– Mày vẫn BỊ ĂN ĐÒN CỦA MẸ MÀY à? [58, tr.172] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ việc phân tích các ví dụ trên, chúng ta thấy rằng bên cạnh ngữ cảnh, các phương tiện đánh dấu CTTT trong câu đơn truyện Nguyễn Nhật Ánh đã giúp chúng ta xác định các TĐTT hay TTM một cách chính xác hơn. Phần đánh dấu TĐTT được thể hiện nổi bật ở dạng phó từ trong câu. TĐ có thể là một phần của TTM chứ không phải là TTM.

2.4. TIỂU KẾT

2.4.1. CT Đ-T là cấu trúc ngữ pháp thể hiện mệnh đề, thể hiện mối quan hệ giữa câu với hiện thực được phản ánh (sự kiện, sự tình) và thể hiện cách thông báo sự kiện. CT Đ-T làm nòng cốt cấu trúc câu đơn. Phần đề và phần thuyết là hai thành tố trực tiếp làm nên hai trung tâm cú pháp và đồng thời là hai trung tâm ngữ nghĩa:

phần đề nêu thực thể làm xuất phát điểm của thông báo, phần thuyết nêu đặc trưng của thông báo cho thực thể ở phần đề. Đề và thuyết được nhận diện thông qua ý nghĩa chức năng và tổ chức cấu tạo của nó, đồng thời thơng qua các tác tử thì/là. CT

Đ-T của câu đơn hai phần một bậc trong truyện Nguyễn Nhật Ánh được thể hiện dưới các kiểu câu: CĐ - T, KĐ - T, ĐTT - T, trong đó kiểu câu CĐ - T chiếm phần lớn trong tác phẩm. Tác giả đã dùng CT Đ-T một bậc với số lượng lớn. Đây chính

là một trong những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của nhà văn.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 81 - 91)