CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÂU ĐƠN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ
2.1.1. Các loại đề trong cấu trúc đề thuyết
Trong việc phân tích câu, xác định được đề cũng là xác định được thuyết và
ngược lại. Đề là thành phần trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng thành phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết [21, tr.41]. Đề là phần nêu
lên một cái gì đó, thuyết là phần nói về điều có liên quan đến cái được nêu lên ở phần đề.
Từ định nghĩa trên, chúng ta xác định được chức năng của đề là nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều được nói bằng phần thuyết, cịn cương vị của đề là một trong hai thành phần trực tiếp cấu tạo nên câu. Khi khảo sát các đề, ta có thể gặp các cấu trúc ngữ pháp khác nhau (một từ, một ngữ, một tiểu cú) làm chức năng trên nhưng các cấu trúc ngữ pháp ấy khơng quan hệ gì đến cương vị cú pháp của đề. Phần thuyết cũng có thể có cấu trúc nội tại như thế. Khi thao tác đưa ra một cái đề được nhấn mạnh đến mức khiến người nghe phải tập trung chú ý vào nó trước khi
đón nghe tồn bộ thơng báo, ta có một ngoại đề. Ví dụ:
(59) Cái con nhỏ đó à, chả làm được gì.
Tuy nhiên, ngoại đề có thể tách ra thành một câu riêng (Cái con nhỏ đó à? Chả làm được gì). Vì vậy có thể coi ngoại đề đứng ngồi CTCP của câu, như một
vế câu ghép.
Phần lớn các đề sử dụng trong câu là những nội đề. Nội đề nằm trong CTCP
của câu, khi phát âm, nó liền mạch với phần thuyết. Nội đề gồm hai loại: chủ đề và
khung đề. Chủ đề là thành phần câu nêu cái được nói đến trong phần thuyết của câu.
Nó thu hẹp cái phạm vi ứng dụng của phần thuyết vào một đối tượng (có thể là một
cá thể, một tập hợp hay một đối tượng). Khung đề là thành phần câu nêu rõ những
được nói ở phần thuyết có hiệu lực. Ví dụ:
(60) Trong tình hình đó, ta phải cố gắng.