Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện nghĩa học

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2.4.Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện nghĩa học

1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.4.Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện nghĩa học

a. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu

Con người bình thường ai cũng có những hiểu biết nhất định, đó là những kinh nghiệm của người đó. Kinh nghiệm là phần làm nên ý nghĩa của từ ngữ nên được gọi là nghĩa kinh nghiệm. Nghĩa kinh nghiệm được thể hiện trong những điều người nói trình bày, diễn đạt những hiểu biết của mình về những thứ trong thế giới vật chất và tinh thần nên được gọi là nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa kinh nghiệm, nghĩa mệnh đề). Các yếu tố ngôn ngữ diễn đạt nghĩa biểu hiện trong một câu kết hợp với nhau làm thành CT NBH. CT NBH được phân tích theo kiểu sự việc nêu ở từ làm vị tố (như động, tĩnh hay quan hệ trừu tượng) và các thực thể góp phần vào việc tạo nghĩa sự việc trong câu. Các thực thể này, về mặt nghĩa được phân biệt thành hai loại:

- Thực thể tham gia vào sự việc, gọi là tham thể.

- Thực thể chỉ hồn cảnh như khơng gian, thời gian, trong đó sự việc diễn ra

gọi là cảnh huống.

Tham thể và cảnh huống trong nghĩa vừa nêu thường được gọi dưới tên

chung là vai nghĩa.

Như đã biết, nghĩa biểu hiện là kiểu nghĩa phản ánh vật, việc, hiện tượng vào trong câu. Sự phản ánh này khơng phải theo kiểu hình chiếu qua gương soi, mà phản ánh nhận thức của con người. Việc phân tích nghĩa biểu hiện trong câu tập trung chủ

yếu ở các hiện tượng: cấu trúc vị tố – tham thể, tham thể và cảnh huống, loại hình sự thể. Đây là những mặt cụ thể trong CT NBH của câu. Mỗi sự việc thường là một sự

việc động, hay sự việc tĩnh, hay sự việc là quan hệ trừu tượng cùng với các thực thể tham gia vào sự việc đó. Tính chất động, tĩnh, quan hệ trừu tượng là thể trạng của sự

việc, gọi là sự thể (hay sự tình). Tính chất này tập trung ở vị tố. Vị tố là động từ, tính

từ, danh từ làm trung tâm của câu. Khi câu chỉ có một từ, trừ thán từ, thì từ đó là vị tố của câu như trong câu: “Cháy!”. Nếu hiểu câu gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ thì vị ngữ gồm vị tố - tham thể nêu ở bổ ngữ. Trong các ví dụ sau đây, vị tố được in đậm.

(20) Con mèo cắn con chuột. (Sự thể động, động từ)

(21) Nó ngủ. (Sự thể tĩnh, động từ)

(22) Nàng rất đáng yêu. (Sự thể tĩnh, tính từ)

(23) Ngày mai chủ nhật. (Sự thể quan hệ, danh từ)

(24) Nam là học sinh lớp tôi. (Sự thể quan hệ, trợ động từ)

Ở các ví dụ trên, ngồi vị tố cịn có các từ chỉ các thực thể tham dự vào sự việc

như: con mèo, nó, nàng, ngày mai, Nam, học sinh lớp tơi. Đó là các tham thể. Các

sự việc phản ánh vào trong câu làm thành mặt nghĩa sự việc của câu, đó chính là nghĩa biểu hiện của câu. Cùng một sự việc có thể diễn đạt theo những cách khác nhau trong những câu khác nhau. Cách tổ chức phần nghĩa sự việc trong mỗi câu làm thành CT NBH của câu. Vị tố và tham thể là hai thành phần chính của CT NBH. Vị tố là phần trung tâm (hạt nhân) làm cơ sở cho sự việc được phản ánh trong câu, cùng với các tham thể nêu ở chủ ngữ, bổ ngữ… diễn đạt sự việc đó. Vị tố khơng bao gồm bổ ngữ. Nếu phần vị ngữ của câu có chứa động từ tình thái thì động từ tình thái là chính tố (đầu tố) về mặt cú pháp cụm từ, động từ thực đứng sau là vị tố làm trung tâm nghĩa của câu. Ví dụ:

(25) Cháu tơi thích/ vẽ/ ngơi nhà.

ĐTTT Vị tố

Các vị tố diễn đạt một trong hai kiểu nghĩa khái quát là nêu đặc trưng (động và

tĩnh) và nêu quan hệ. Mối quan hệ giữa vị tố và tham thể tạo thành cấu trúc vị tố - tham thể trong nghĩa biểu hiện, tương ứng về cú pháp với cấu trúc cơ sở của câu.

Tham thể xuất hiện do nghĩa của vị tố địi hỏi, trên cơ sở đó, có thể phân biệt các cấu trúc vị tố - tham thể theo số lượng các thực thể có thể tham dự.

- Cấu trúc vị tố - một tham thể. Ví dụ: (26) Nó ngủ. (Tĩnh)

- Cấu trúc vị tố - hai tham thể. Ví dụ: (28) Nhà tôi xa trường học. (Tĩnh)

- Cấu trúc vị tố - ba tham thể. Ví dụ:

(29) Nam gửi cho An/ một lá thư. (Động)

- Cấu trúc vị tố - zero tham thể. Trường hợp này chỉ thuộc về kiểu câu danh từ khơng có chủ ngữ. Ví dụ: “Chuột!”; “Chạy!”.

b. Nghĩa tình thái của câu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình thái là phần nghĩa rất phức tạp, và được hiểu rất khác nhau. Nếu chỉ xem xét phần nghĩa tình thái thì gọi là nghĩa tình thái liên nhân trong phạm vi câu. Theo cách hiểu đó, phần nghĩa tình thái được tách ra khỏi phần thuộc nghĩa biểu hiện của câu. Nghĩa liên nhân, hiểu khái quát là phần nghĩa phản ánh thái độ của người nói vào trong câu.

Trong logic học, khái niệm tình thái gắn với sự phân loại các phán đoán, các

mệnh đề logic dựa trên dựa trên những đặc trưng cơ bản của hai thành phần chủ từ

và vị từ, xét ở mức độ phù hợp của phán đốn trong thực tế. Ví dụ câu: Tấm vải này khổ hẹp quá là một phán đoán. Phán đoán bao giờ cũng có ba nhóm lớn: khả năng,

tất yếu và hiện thực. Phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng. Ví dụ:

(30) Tơi có thể nhấc nổi tảng đá này.

Phản ánh tất yếu phản ánh những nội dung nhận thức mà đặc trưng nêu ở vị từ có ở đối tượng trong mọi điều kiện, mọi thế giới khả năng.Ví dụ:

(31) Cái bàn này làm bằng gỗ.

Phản ánh hiện thực xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng ở một đối tượng nào đó. Ví dụ:

(32) Cái ví khơng có trong túi xách này.

Cả ba loại phán đốn trên đều là tình thái khách quan, tồn tại trong hiện thực khách quan. Loại tình thái này khơng có mơi trường giao tiếp và nhân tố giao tiếp.

Tính tình thái trong ngơn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu,

tuy nhiên, “hai chữ tình thái vẫn cịn đi đơi với nhiều định kiến sai lạc” (Cao Xuân Hạo). Hiểu một cách chung nhất, đưa ra một phát ngơn có nghĩa là thơng tin về một sự tình. Trong thơng tin sự tình ấy có hai bộ phận: (1) nghĩa sự tình (thơng tin về sự

thể trong phát ngôn ấy); (2) thơng tin tình thái (thuộc về bình diện tâm lí, thể hiện cảm xúc và thái độ của người nói đối với điều được nói ra ấy). Điều này cho ta biết sự tình được nêu ra trong phát ngôn là tất yếu, là khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, và mức độ cam kết của người nói đối với điều được nói ra. Chẳng hạn, một sự tình là “bây giờ 9 giờ”, chúng ta có thể thể hiện những nội dung tình thái khác nhau:

(33) Bây giờ là 9 giờ.

(34) Mới có 9 giờ thơi.

(35) Bây giờ đã 9 giờ.

(36) 9 giờ rồi à?

(37) Bây giờ đã 9 giờ rồi đó.

(38) Có lẽ 9 giờ rồi.

(39) Có lẽ đã 9 giờ rồi.

Ở (33), người nói khẳng định thời điểm phát ngôn là 9 giờ như đồng hồ xác định. Thơng tin tình thái là xác tín sự thực khách quan. Ở (34), nghĩa tình thái là hơi sớm so với thời gian ước định, ý nói khơng cần phải vội vàng. Ở (35), nghĩa tình thái là hơi muộn so với thời gian ước định. Ở (36), nghĩa tình thái là sự ngạc nhiên của người nói về thời gian thực tại: thời gian trôi nhanh quá. Ở (37), nghĩa tình thái là hơi muộc so với thời gian ước định, cần phải khẩn trương lên. Trong câu (38), nghĩa tình thái là người nói khơng chắc chắn về câu trả lời của mình, và có thể thời gian là 9 giờ hoặc gần tới 9 giờ. Ở câu (39), nghĩa tình thái cũng tương tự câu (38) nhưng người nói muốn nhắc người nghe rằng đã quá thời gian quy định.

Nhiều nhà nghiên cứu đã phân biệt tình thái chủ quan và tình thái khách quan để làm rõ hơn về nghĩa tình thái trong ngơn ngữ. Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan là vai trị của người nói hay tính chủ quan của người nói về sự đánh giá, mức độ cam kết của người nói về điều được nói ra. Logic học chỉ quan tâm đến tình thái khách quan với ba tham số là: hiện thực/ phi hiện thực, tất yếu/ khơng tất yếu, có thể/khơng thể và trình bày sự việc như nó vốn có, loại trừ vai trị của người nói. Trong khi đó, vai trị của người nói trong tình thái chủ quan (trong ngôn ngữ học) được coi trọng đặc biệt.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 35 - 39)