Các quan điểm cụ thể

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2.2.Các quan điểm cụ thể

1.2. GIỚI THUYẾT VỀ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.2.Các quan điểm cụ thể

a. Quan điểm của S.Dik

S. Dik đã nêu ra hai mơ hình tiếp cận ngơn ngữ, trong đó có những vấn đề thuộc cú pháp:

(1) Ở mơ hình hình thức, ngơn ngữ được xem là đối tượng trừu tượng (một tập hợp câu), và ngữ pháp trước hết được hiểu như là một nỗ lực đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc hình thức của cú pháp được áp dụng độc lập với

nghĩa và với cách sử dụng của cấu trúc được miêu tả.

(2) Ở mơ hình chức năng, ngơn ngữ trước hết được hiểu như là một công cụ tương tác xã hội giữa người và người, được dùng vào mục đích chủ yếu là thiết lập quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe. S. Dik đã đi theo quan niệm ba bình diện của câu [40]. Dik xác nhận cương vị của các yếu tố thuộc mỗi bình diện trong cách tổ chức tam phân này được xác định như sau:

Các chức năng nghĩa học: xác định những vai trò mà các sở chỉ của các danh

ngữ đảm nhận trong cái sự tình do cái khung vị ngữ chứa đựng các danh ngữ đó

biểu hiện; Các chức năng cú pháp: xác định cách trình bày cái sự tình đó theo cách sắp xếp của CTCP; Các chức năng dụng pháp: xác định cương vị thông báo của các

thành tố trong cái khung ngôn từ rộng hơn câu chứa đựng các thành tố đó.

Bình diện nghĩa học được hiểu là bình diện của “sự tình” được biểu đạt và những “vai trò” tham gia sự tình ấy gọi là tham tố của sự tình, bao gồm: hoạt tố (diễn tố) và chu tố (những yếu tố đứng xung quanh). Hoạt tố là những vai trò tất yếu

được giả định sẵn trong nghĩa của vị từ. Chu tố không được giả định một cách tất nhiên trong khung vị ngữ: đó là những điều kiện thời gian, không gian, cách thức, phương tiện hoặc những nhân vật có liên quan.Ví dụ:

(1) Ông tặng chiếc dây chuyền cho vợ trong dịp kỉ niệm 20 năm ngày cưới.

Dik đã tiếp thu quan điểm của C.Fillmore và sử dụng các thuật ngữ như: hành thể, đối thể, tiếp thể để phân biệt các hoạt tố theo chức năng nghĩa học. Các chu tố cũng được phân biệt theo chức năng nghĩa học thành: đích, nguồn, vị trí, thời điểm… Ví dụ:

(2) Anh ấy tặng tơi một cuốn sách nhân ngày sinh nhật của tôi.

Anh ấy tặng tôi một cuốn sách nhân ngày sinh nhật của tôi

Hành thể Tiếp thể Đối thể Thời điểm

Bình diện dụng học là bình diện của việc sử dụng ngôn từ trong những tình

huống cụ thể, đối thoại cụ thể, trong những ngữ cảnh cụ thể vào những mục đích cụ thể. Theo quan niệm của Dik, thuộc bình diện này có CT Đ-T và CTTT. Ví dụ:

(3) John/ gives a book to Susan.

Đề vĩ

Trong câu này, nếu được dùng để trả lời cho câu hỏi: “What’s John doing?” thì

phần vĩ của câu là TĐ thông báo. Nếu câu trên được dùng để trả lời cho câu hỏi “Who

John give a book to?” thì “Susan” là TĐ thơng báo của câu.

Bình diện kết học là bình diện của những khái niệm được xác định bằng những tiêu chuẩn hình thức thuần túy chức năng ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ được xác định không phải căn cứ vào việc ngữ đoạn đó biểu hiện cái gì,

mà vào mối quan hệ ngữ pháp với các ngữ đoạn khác được biểu đạt bằng những phương tiện hình thức gọi là tác tử cú pháp như hình thái cách hoặc các chuyển tố,

các giới từ, bằng sự phù ứng của vị từ về số, ngơi với một danh từ nhất định. Ví dụ:

(4) John gives a book to Susan on her birthday.

John gives a book Susan on her birthday

Chủ ngữ vị ngữ bổ ngữ bổ ngữ gián tiếp trạng ngữ Như vậy, theo quan niệm của Dik, các bình diện của câu thực hiện các chức

năng nhất định. Bình diện kết học thực hiện chức năng biểu thị mối quan hệ của các

yếu tố ngôn ngữ trong câu (chức năng được xác định dựa vào mối quan hệ ngữ pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giữa các ngữ đoạn được biểu đạt bằng các phương tiện hình thức). Bình diện nghĩa học thực hiện chức năng biểu thị vai trò của những yếu tố tham gia vào sự tình phản ánh thực tại khách quan. Bình diện dụng học thực hiện chức năng biểu thị cương vị

thông báo của các yếu tố trong tình huống giao tiếp cụ thể nhằm những mục đích cụ thể. Cả ba bình diện chức năng này đều tham gia vào việc xác lập cả hai mặt hình thức và nội dung của các biểu thức ngôn ngữ. Ví dụ:

(5) John gives a book to Susan on her birthday.

b. Quan điểm của Halliday

Mơ hình tam phân của Halliday khác với mơ hình tam phân của Dik ở chỗ cả

John gives a book to Susan on her birthday

Nghĩa học Hành thể Sự tình Đối thể Tiếp thể Thời điểm

Kết học Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ BN trực tiếp Tr.N

ba bình diện của câu đều thuộc mặt nghĩa. Ông coi câu là sản phẩm của ba quá trình biểu nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là một sự biểu hiện của kinh nghiệm vừa là một sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là một thơng điệp. Ba bình diện nghĩa này được gọi là nghĩa ý niệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản.

Nghĩa ý niệm là sự biểu hiện của những kinh nghiệm về thế giới quanh ta,

trong ta, tưởng tượng của ta. Chức năng ý niệm của câu là biểu hiện của những sự

tình: hành động, biến cố, q trình tâm lí, quan hệ. Nghĩa liên nhân là nghĩa có hình

thức như một sự tác động. Chức năng liên nhân của câu là sự luân phiên thay đổi vai trò trong những cách tác động lẫn nhau bằng ngôn từ: những nhận định, câu hỏi, những đề nghị, mệnh lệnh kèm theo những tình thái nhất định. CT C-V thuộc bình

diện này. Nghĩa văn bản là tính quan yếu đối với ngữ cảnh: chức năng văn bản của

câu là xây dựng một thơng điệp. CT Đ-T là hình thức cơ bản của tổ chức câu như một thông điệp. Đề là cái mà người nói chọn làm điểm xuất phát, là phương tiện khai triển câu. Nhưng trong toàn bộ kết cấu của đề, những yếu tố của cả ba chức năng đều có thể góp phần vào đó.

Như vậy, cả ba bình diện của mơ hình tam phân này đều thuộc mặt nghĩa. Halliday đưa CT C-V (mà các tác giả khác đặt vào bình diện cú pháp được quan niệm như một bình diện thuần túy hình thức) vào bình diện nghĩa liên nhân. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, theo ông, có tác dụng đổi ngôi trong đối thoại và có tác dụng “biểu thức”.

c. Quan điểm của Cao Xuân Hạo

Với quan niệm CT C-V chỉ thích hợp cho việc miêu tả các thứ tiếng châu Âu, Cao Xuân Hạo cho rằng CTCP cơ bản của tiếng Việt phải là CT Đ-T. Hai thành tố của cấu trúc này tương ứng với hai thành phần của một hành động nhận định hay hành động mệnh đề. Trong tiếng Việt, ranh giới của đề và thuyết được đánh dấu bằng khả năng thêm các tác tử “thì, là, mà”. Cấu trúc câu trần thuật “chia hết” cho hai thành phần đề, thuyết và câu có thể có một hoặc hai bậc đề thuyết trở lên.

Theo Cao Xuân Hạo, cách tiếp cận chức năng là thích hợp nhất để miêu tả ngữ pháp tiếng Việt. Cách tiếp cận chức năng đã nhìn thấy sự thống nhất của ba bình diện

nghiên cứu câu là kết học, nghĩa học và dụng học. Song, chính tác giả cũng băn

tác giả đi trước cũng chưa ai vạch được một biên giới rạch rịi giữa những hiện tượng ngơn ngữ học thực sự và hiện tượng phi ngơn ngữ học. Ngồi ra, khái niệm đề - thuyết mà mọi người đều nhất trí thừa nhận là trọng yếu đối với lí luận ngơn ngữ và có tính cách phổ qt tuyệt đối nhưng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau và được xếp vào các bình diện khác nhau của ngơn ngữ. Cao Xn Hạo khơng thực sự đồng tình với việc xếp CT Đ-T vào bình diện dụng học.

Có thể khẳng định chắc chắn rằng, Cao Xuân Hạo là người đã thúc đẩy việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt chuyển sang một bước phát triển mới theo đường hướng chức năng và ngữ nghĩa. Sự cân đối và giản dị trong giải pháp dùng CT Đ-T để miêu tả câu tiếng Việt là một trong những ưu điểm nổi bật của tác giả.

Một phần của tài liệu 26091 171220200727841 LANVANHOANCHINH (Trang 26 - 30)