Bài học và kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc về đáp ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.3.Bài học và kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc về đáp ứng dịch vụ công

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3.Bài học và kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc về đáp ứng dịch vụ công

Dân (2011) đã đưa ra mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính ở Việt Nam gồm 8 nhóm yếu tố chính: Công khai công vụ, thủ tục, cơ sở vật chất, con người, quy trình, phí và lệ phí, thời gian và cơ chế giám sát. Ngô Hồng Lan Thảo (2016) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính và định lượng), trong đó nghiên cứu định lượng dựa trên thang đi SERVQUAL của Parasuraman và các cộng sự để đo lường sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công. Nghiên cứu sử dụng kiểm độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA để kiểm định thang đo, kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của người dân. Trần Quốc Toàn (2016) cũng đã có nghiên cứu về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Cà Mau, tình Cà Mau. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO 9001:2008. Các tiêu chí đó là Thủ tục hành chính, tiếp nhận xử lý thông tin, kết quả tiến độ xử lý dịch vụ, điều kiện cơ sở vật chất, tiếp cận dịch vụ và sự phục vụ của cán bộ. Nghiên cứu chủ yếu là định tính, chưa lượng hóa cụ thể mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí này đến sự hài lòng của khách hàng.

2.2.3. Bài học và kinh nghiệm rút ra cho huyện Đà Bắc về đáp ứng dịch vụ công vụ công

Những nghiên cứu về thực tiễn của một số địa phương về cải cách hành chính và thủ tục hành chính công có thể đưa đến một số bài học chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt của UBND huyện. Có

thể nói, sự quan tâm hơn của lãnh đạo các địa phương đối với chất lượng DVHC (so với các mặt hoạt động thường xuyên khác của địa phương) có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người dân. Chất lượng dịch vụ hành chính công phụ

thuộc đáng kể vào quyết tâm của Ban lãnh đạo đại phương cũng như sự triển khai đồng bộ Công tác cải cách hành chính của tất cả khối cơ quan trên địa bàn.

Thứ hai, nhân thức về lằng nghe ý kiến của người dân và tổ chức tốt hoạt động

này. Việc cải cách hành chính ở cấp xã và các thủ tục về DVHC có ý nghĩa quan trọng đối với người dân. Tuy vậy, nhu cầu và mong muốn cũng như điều kiện thực tế của họ không giống nhau nên cần phải hiểu rõ tình hình thực tế. Xây dựng bộ chỉ số theo dõi đánh giá xếp hạng cải cách hành chính có tính khoa học, khách quan là điều kiện cần thiết cho việc đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ công.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch triển khai cải cách thủ tục hành chính, đình kỳ

theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Đồng thời, bảo đảm sự phối hợp hoạt động theo chiều dọc (giữa các cấp trực thuộc UBND và đơn vị nghiệp vụ chuyên ngành và theo chiều ngang (giữa các sở ban ngành, giữa các quận huyên và giữa các phương, xã).

Thứ tư, đảm bảo những điều kiên liên quan đến cung ứng DVHC và chất

lượng DVHC. Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ. Tầm quan trọng của đầu tư ứng dụng CNTT và xây dựng “thành phố điện tử” cũng như hệ thống cơ sở vật chất cần thiết khác, đặc biệt là ở bộ phận một cửa liên thông.

Thứ năm, Cải cách thể chế phải gắn với mục tiêu về chính trị và kinh tế, có

sự tham vấn chặt chẽ với khối doanh nghiệp và người dân, vì vậy luôn tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao trong xã hội đối với mục tiêu và phương hướng CCHC.

Thứ sáu, Phân quyền cho địa phương và mở rộng sự tham gia của người dân

vào việc cung cấp dịch vụ công thông qua việc đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công.

Thứ bảy, Chú trọng đẩy mạnh đào tạo nâng cao trình độ năng lực, chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 38 - 40)