Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất ít. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), huyện Đà Bắc được đánh giá là huyện hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện cả về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Đà Bắc có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dược liệu. Về cơ cấu sử dụng đất, đất lâm nghiệp của Đà Bắc là 50,662 ha chiếm 65,15% diện tích toàn huyện, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55% diện tích toàn huyện, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất NN khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%). Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Bắc lớn thứ hai toàn tỉnh Hoà Bình với 30.522 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 84,25% (25.715 ha), rừng trồng chiếm 15,75%.

3.1.2.2. Dân số - Lao động.

Dân số trung bình là 50.960 người (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 62 người/km2 (bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh). Các nhóm dân tộc chính sinh sống tại huyện gồm Tày, Mường, Dao, Kinh và Thái.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dân số lao động huyện Đà Bắc

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Dân số trung bình Nghìn người 53.800 54.013 54.494 2 Tỷ lệ tăng dân số % 1,18 1,02 1,2

3 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011 – 2015)

%

4,78 4,63 3,096

- Tỷ lệ hộ nghèo % 46,97 42,34 37,04

4 Số người trong độ tuổi lao động Người 31306 34022 35702 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Số lao động được giải quyết việc làm

Người

42 47,5 49,3

6 Cơ cấu lao động %

- LĐ trong nông nghiệp 26062 26312 26562

- LĐ trong công nghiệp 4991 3028 3431

- LĐ trong dịch vụ 3097 2634 2881

Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2019)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Trên phạm vi toàn huyện, hiệu quả từ việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Năm 2016, kinh tế Đà Bắc tiếp tục tăng trưởng 14,6%; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50%. Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 35,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 14,5%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ gần 43% năm 2012 xuống còn 38,8%. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập mỗi năm tới hàng trăm triệu đồng.

Huyện cũng có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ… Bám sát những đặc điểm trên, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đà Bắc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Năm 2017, huyện có trên 13.000 ha gieo trồng cây lương thực với sản lượng 43.068,9 tấn, tăng hơn 2.230 tấn so với năm 2016. Diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày của huyện cũng không ngừng được mở rộng. Cùng với việc quan tâm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh…, phát triển chăn nuôi đại gia súc đã mở ra hướng đi mới với hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Đà Bắc, trong đó nổi bật nhất là tại các xã Tu Lý, Hào Lý, Cao Sơn, Toàn Sơn… Theo thống kê đến hết năm 2016, Đà Bắc đã phát huy hiệu quả 81 ha ao, hồ và hàng ngàn ha lòng hồ nuôi cá, phát triển được 571 lồng cá với sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lên tới 991 tấn, tăng 74 tấn so với năm 2015.

Trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và nhờ tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đến hết năm 2016, Đà Bắc có trên 600 hộ gia đình tình nguyện hiến đất để xây dựng các hạng mục cơ sở với tổng diện tích 86.350 m²; huyện cũng đã huy động được 53.825 ngày công lao động của người dân tham gia làm đường giao thông và các công trình hạ tầng xã hội khác…

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Là nơi tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, Đà Bắc có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất này. Hơn nữa, Đà Bắc còn có những danh lam thắng cảnh như hồ sông Đà, động Thác Bờ... là địa điểm du lịch sinh thái có sức thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Đà Bắc

Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KH TH KH TH KH TH

Giá trị GDP Tỷ đồng 1160 1205 1250 1320 1420 1480 GDP bình quân đầu người

(giá hiện hành) Trđ/người 19,6 21,6 21,6 25,0 Cơ cấu GDP

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 41,4 41,7 40,5 41,4 37,0 38,0

- Công nghiệp và xây dựng % 19,5 19,6 19,3 20,3 21,3 23,5 - Dịch vụ % 38,8 39,0 39,2 43,2 43,5 45,2

Tổng thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 21,0 20,4 17,7 20,9 14,1 19,8 Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)