Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 40)

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Đà Bắc có những điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những núi cao trên 1.000 m như: Phu Canh (1.373 m), Phu Xúc (1.373 m), Đức Nhân (1.320 m), Biều (1.162 m)... Huyện Đà Bắc phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Đông tiếp giáp thành phố Hòa Bình và phía Nam giáp các huyện Tân Lạc, Mai Châu.

Quá trình hình thành đất đai ở đây chịu tác động của các kiến tạo địa hình Phanxiphăng và Sầm Nưa. Do quá trình cacxtơ và trầm tích mạnh, phần lớn đất đai của huyện được hình thành từ các đá mẹ có nguồn gốc đá vôi, đá mẹ sa thạch, phiến thạch, diệp thạch... Đất có tầng dày trung bình 50 - 80 cm, riêng ở các thung lũng, đất có tầng dày trên 1 m, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Rải rác có những cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, thích hợp cho việc quy hoạch các vùng sản xuất lớn các loại cây luồng, quế, hồng, chè tuyết, chăn nuôi bò sữa...

Về thủy văn, huyện Đà Bắc nằm trọn trong lưu vực Sông Đà (chiều dài Sông Đà chảy qua địa phận huyện là 70 km, có diện tích mặt hồ khoảng 6.000 ha), nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn của Sông Đà. Lưu lượng bình quân cả năm 1.602 m3/s của Sông Đà là nguồn nước phong phú, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của toàn huyện. Nguồn nước ngầm chưa được điều tra đánh giá đầy đủ, nhưng qua khảo sát một số điểm cho thấy mực nước ngầm về mùa khô có độ sâu dưới 5m. Với lợi thế gần nguồn nước Sông Đà, Đà Bắc có thể tận dụng để phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch lòng hồ. Ngoài ra Đà Bắc còn có các suối lớn như Suối Tuổng, Suối Chum, Suối Trầm, Suối Láo, Suối Nhạp… ngoài việc xây dựng các hồ, bai giữ nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân còn có thể xây dựng các trạm thuỷ điện như nhà máy thuỷ điện Suối Nhạp (xã Đồng Ruộng) để tạo ra năng lượng điện

thương phẩm. Đặc biệt có diện tích mặt hồ Sông Đà rộng khoảng 6000ha có trữ lượng hàng tỷ m3 nước rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ thương mại, du lịch.

Về tài nguyên khoáng sản, Đà Bắc có nguồn đá vôi, đá granít là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, qua khảo sát bước đầu, đã phát hiện được quặng bôxít và phốtphorít. Tuy nhiên trữ lượng các loại khoáng sản này không nhiều.

Về khí hậu, huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 23,50C, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất là 120C. Lượng mưa trung bình 1.570 mm/năm, nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 79% lượng mưa cả năm). Hầu hết các xã trong huyện đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 9, có kỳ xảy ra 2 - 3 ngày, bình quân 5 - 10 ngày trong 1 năm. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường xá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất ít. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), huyện Đà Bắc được đánh giá là huyện hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện cả về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp. Đà Bắc có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dược liệu. Về cơ cấu sử dụng đất, đất lâm nghiệp của Đà Bắc là 50,662 ha chiếm 65,15% diện tích toàn huyện, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55% diện tích toàn huyện, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất NN khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%). Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Bắc lớn thứ hai toàn tỉnh Hoà Bình với 30.522 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 84,25% (25.715 ha), rừng trồng chiếm 15,75%.

3.1.2.2. Dân số - Lao động.

Dân số trung bình là 50.960 người (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 62 người/km2 (bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh). Các nhóm dân tộc chính sinh sống tại huyện gồm Tày, Mường, Dao, Kinh và Thái.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dân số lao động huyện Đà Bắc

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Dân số trung bình Nghìn người 53.800 54.013 54.494 2 Tỷ lệ tăng dân số % 1,18 1,02 1,2

3 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2011 – 2015)

%

4,78 4,63 3,096

- Tỷ lệ hộ nghèo % 46,97 42,34 37,04

4 Số người trong độ tuổi lao động Người 31306 34022 35702 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo

Số lao động được giải quyết việc làm

Người

42 47,5 49,3

6 Cơ cấu lao động %

- LĐ trong nông nghiệp 26062 26312 26562

- LĐ trong công nghiệp 4991 3028 3431

- LĐ trong dịch vụ 3097 2634 2881

Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2019)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Trên phạm vi toàn huyện, hiệu quả từ việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Năm 2016, kinh tế Đà Bắc tiếp tục tăng trưởng 14,6%; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50%. Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 35,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 14,5%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ gần 43% năm 2012 xuống còn 38,8%. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập mỗi năm tới hàng trăm triệu đồng.

Huyện cũng có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ… Bám sát những đặc điểm trên, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đà Bắc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Năm 2017, huyện có trên 13.000 ha gieo trồng cây lương thực với sản lượng 43.068,9 tấn, tăng hơn 2.230 tấn so với năm 2016. Diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày của huyện cũng không ngừng được mở rộng. Cùng với việc quan tâm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh…, phát triển chăn nuôi đại gia súc đã mở ra hướng đi mới với hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Đà Bắc, trong đó nổi bật nhất là tại các xã Tu Lý, Hào Lý, Cao Sơn, Toàn Sơn… Theo thống kê đến hết năm 2016, Đà Bắc đã phát huy hiệu quả 81 ha ao, hồ và hàng ngàn ha lòng hồ nuôi cá, phát triển được 571 lồng cá với sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lên tới 991 tấn, tăng 74 tấn so với năm 2015.

Trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và nhờ tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, đến hết năm 2016, Đà Bắc có trên 600 hộ gia đình tình nguyện hiến đất để xây dựng các hạng mục cơ sở với tổng diện tích 86.350 m²; huyện cũng đã huy động được 53.825 ngày công lao động của người dân tham gia làm đường giao thông và các công trình hạ tầng xã hội khác…

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Là nơi tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, Đà Bắc có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất này. Hơn nữa, Đà Bắc còn có những danh lam thắng cảnh như hồ sông Đà, động Thác Bờ... là địa điểm du lịch sinh thái có sức thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Đà Bắc

Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KH TH KH TH KH TH

Giá trị GDP Tỷ đồng 1160 1205 1250 1320 1420 1480 GDP bình quân đầu người

(giá hiện hành) Trđ/người 19,6 21,6 21,6 25,0 Cơ cấu GDP

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 41,4 41,7 40,5 41,4 37,0 38,0

- Công nghiệp và xây dựng % 19,5 19,6 19,3 20,3 21,3 23,5 - Dịch vụ % 38,8 39,0 39,2 43,2 43,5 45,2

Tổng thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 21,0 20,4 17,7 20,9 14,1 19,8 Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2019)

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về dịch vụ hành chính tại huyện Đà Bắc

Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Hòa Bình, huyện Đà Bắc có những nét đặc thù sau: (1) Tập trung dân số thấp, mật độ dân số không cao, tỷ lệ dân nhập cư thấp. Thành phần dân tộc phong phú, nhiều tập quán và lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội không đa dạng. Mặt bằng dân trí của dân cư thị trấn nhìn chung cao hơn các vùng nông thôn khác trong huyện. (2) Kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp; (3) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa phát triển, giao thông đi lại giữa các huyện và giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh và thành phố Hòa Bình còn khó khăn. Mạng lưới dịch vụ công được bao phủ toàn huyện, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều; (4) Mức sống của người dân thị trấn cao hơn ở nông thôn, tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội cũng tốt hơn; (5) Bố trí địa giới hành chính, việc phân chia địa giới hành chính trong nội bộ huyện chỉ có ý nghĩa hành chính thuần túy, không mang nhiều tính chất kinh tế - xã hội.

Cũng như các huyện khác trong tỉnh, Huyện Đà Bắc được tổ chức theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Có thể nói, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã góp phần quan trọng vào việc kiện toàn và củng cố tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của HĐND và UBND các cấp những năm qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy, Luật hiện hành đã bộc lộ những hạn chế. Cụ thể, quản lý hành chính ba cấp theo Luật hiện hành đối với các đô thị, có sự chồng chéo, cắt khúc không thống nhất về quy hoạch không gian lãnh thổ. Một hạn chế lớn của

Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành là không có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, mặc dù đặc thù xã hội và kinh tế của đô thị và nông thôn rất khác nhau.

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015), Cấp chính quyền địa phương cấp huyện gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.

Do tập trung về chính trị - hành chính, hệ thống hạ tầng đang được phát triển ngày càng mạnh, các ngành nghề sản xuất và dịch vụ đang phát triển, nên thị trấn Đà Bắc là trung tâm thu hút dân số và nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và chất lượng cao hơn các vùng khác trong huyện. Chính vì vậy, sự hiểu biết cũng như yêu cầu về DVHCC của người dân thị trấn thường ở mức cao. Vì vậy, nhu cầu về DVHCC của những người dân sống là khá đa dạng. Những đòi hỏi về chất lượng cũng ngày càng đa dạng hơn và cao hơn về chất lượng dịch vụ hành chính công với những tiêu chí về thời gian cung cấp dịch vụ, thái độ của người cung cấp, các điều kiện liên quan…. Đây thực sự là một áp lực rát lớn đối với các cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính công nhằm đảm bảo không chỉ số lượng, chủng loại dịch vụ hành chính công mà quan trọng hơn là chất lượng của dịch vụ hành chính công cung cấp cho người dân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đà Bắc là một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Kỳ Sơn và Tân Lạc, phía Đông giáp thị xã Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Đà Bắc có độ cao trung bình 560m, có đỉnh núi cao trên 1000m so với mặt nước biển. Đà Bắc là huyện cao nhất tỉnh Hòa Bình. Các núi đồi, sông suối xen kẽ nhau tạo thành nhiều giải hẹp, đất đai bị chia cắt, độ dốc lớn, bình quân khoảng 350.

3.2.2. Thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng các văn bản về công tác cải cách hành chính của Trung ương, tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc. Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Bảng 3.3. Nội dung, phương pháp điều tra mẫu Đối tượng điều

tra Lượng mẫu (người) Cách chọn mẫu Phương pháp điều tra

Nội dung cơ bản sẽ điều tra

Người dân sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực đất đai 30 Ngẫu nhiên Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công Người dân sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực người có công 30 Ngẫu nhiên Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công Người dân sử dụng dịch vụ cấp đổi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 30 Ngẫu nhiên Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công Người dân sử dụng dịch vụ chứng thực 30 Ngẫu nhiên Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công Người dân sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng 30 Ngẫu nhiên Phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công Cán bộ quản lý trung tâm hành chính công, cán bộ quản lý huyện 8 Chọn các cán bộ được tiếp dân Phỏng vấn trực tiếp Tình hình cung cấp dịch vụ công

Định hướng, kế hoạch cải cách dịch vụ hành chính công

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân sử dụng dịch vụ hành chính công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 40)