Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.4.Phương pháp phân tích số liệu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.2.4.Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Thống kê mô tả

Sử dụng các tham số thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối, và số bình quân để phân tích về cơ sở vật chất, độ tin cậy, năng lực phục vụ của nhân viên, thái độ phục vụ, sự đồng cảm và quy trình thủ tục của trung tâm hành chính công huyện Đà Bắc do người dân sử dụng dịch vụ tại trung tâm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công. Mục đích phân tích này nhằm nhận xét đánh giá chất lượng dịch vụ của trung tâm tâm hành chính công từ đó làm căn cứ đưa ra các hướng tác động, khắc phục để nâng cao chất lượng dịch vụ của trung tâm hành chính công.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

* Dựa trên các tham số thống kê như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân về dịch vụ hành chính công và sự đánh giá của người dân về dịch vụ hành chính của trung tâm hành chính công. Phương pháp so sánh được sử dụng để: So sánh tỷ lệ giữa hồ sơ giải quyết đúng hạn và hồ sơ giải quyết chậm, không đúng hạn.

3.2.4.3. Phương pháp thang đo Likert

Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử dụng nhiều trong nhiều nghiên cứu định tính. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý,... về một số nhận xét, ứng xử của người được phỏng vấn về các vấn đề trong nghiên cứu. Người trả lời phỏng là các người dân về dịch vụ hành chính của trung tâm hành chính công được trả lời đồng ý hay không đồng ý với từng câu phát biểu theo các mức độ khác nhau. Mỗi câu trả lời được cho 1 điểm số phản ánh mức độ ưa thích, theo đánh giá và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự. Thang đo Likert có thể chia thành 3, 5, 7 hoặc 9 mức độ tương ứng với số điểm từ thấp đến cao. Trong luận văn này, tác giả sử dụng thang đo Likert ở 5 mức độ (1- 5 điểm) cho các trường hợp sau: Đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công (các thang đo được quy định là: 1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Phân vân; 4 Đồng ý; và 5 Rất đồng ý).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính tại trung tâm hành chính công huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 48)