Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm gần đây, tình hình KT-XH của huyện Sơn Động đã có bước phát triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nông dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của Nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, Sơn Động đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện...
Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng,... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho
sự phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn tiếp theo.
Trong những năm qua, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội ở huyện Sơn Động có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng lên một bước. Một số chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển các lĩnh vực xã hội được thực hiện đạt kết quả tích cực, tính đến hết năm 2017, huyện đã thực hiện phổ cập giáo dục THCS, kiên cố hóa phòng học các cấp đạt 86,17%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 17,2%, giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc làm, an sinh xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông đều đạt được những bước tiến quan trọng.
Hệ thống giáo dục đào tạo của huyện Sơn Động tiếp tục được phát triển về cả số lượng, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học, tăng tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất đang từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, tăng về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng, số trường đạt chuẩn quốc gia 29/60 trường với tỷ lệ là 48,3%. Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đào tạo các nghề gắn với nhu cầu xă hội, đáp ứng nhu cầu dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một xã hội học tập.
Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Sơn Động đang dần hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Các chương trình y tế dự phòng, y tế quốc gia được triển khai, duy trì nên trên địa bàn huyện không để bệnh dịch lớn xảy ra. Hiện tại trên địa bàn huyện có 23/23 xã, thị trấn có trạm y tế xây bán kiên cố, có 18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh được duy tŕ và thực hiện theo các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h. Các trạm y tế trên địa bàn huyện vừa thực hiện tốt chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống các loại dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm. Công tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện tất cả các chỉ tiêu về kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh theo các chỉ tiêu đề ra.
Công tác cai nghiện ma tuý được thực hiện đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng gắn với phong trào thi đua các cuộc vận động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Các chính sách, chế độ xã hội được tập trung thực hiện, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội. Công tác quản lý về văn hóa được tăng cường, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì nề nếp và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các chỉ tiêu về gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa cơ bản hoàn thành theo kế hoạch.
Thực hiện đề án xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, xoá nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ nước sinh hoạt và tạo việc làm cho Nhân dân trên địa bàn huyện, hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết việc làm mới giai đoạn 2006 - 2010 được 8.120 lao động, bình quân 1.624 lao động/năm. Với lực lượng lao động chủ yếu tập chung ở khu vực nông thôn và đặc biệt là miền núi. Với hơn 80% lao động sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp được chính quyền địa phương rất quan tâm, chú trọng. Bằng việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách hợp lý, kịp thời vấn đề này đang được tập chung quyết từng bước, dần tháo gỡ các khó khăn, bất cập đưa nền kinh tế của huyện vững mạnh, văn hóa xã hội được nâng cao.