Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công chức khối Văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công chức khối Văn phòng

kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.1.3.1. Thuận lợi

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Huyện nhận được nhiều chế độ chính sách hỗ trợ từ các chương trình của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây UBND huyện cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, cũng như đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công chức xã nói chung và công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng.

Đời sống KT-XH của người dân huyện Sơn Động từng bước được nâng lên, trình độ dân trí không ngừng được cải thiện và nâng cao, từ đó tác động khá tích cực đến hình thành đội ngũ, nâng cao chất lượng công chức cấp xã nói chung

và đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng.

Là huyện miền núi, dân tộc thiểu số nghèo, nên Sơn Động là đối tượng được thụ hưởng nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, chương tình có mục tiêu, các đề án, dự án, chính sách. Đây cũng là cơ hội để tác động đến năng lực, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã bố trí cho công chức Văn phòng - Thống kê xã là người địa phương được công tại tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thuận tiện cho việc đi lại thực hiện công vụ.

3.1.3.2. Khó khăn

Do huyện là huyện miền núi, dân tộc, tuy dân trí ngày càng tốt lên nhưng đại đa số Nhân dân trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên các công chức xã nói chung, công chức Văn phòng - Thống kê xã nói riêng gặp không ít khó khăn khi làm việc và tiếp xúc với Nhân dân.

Sơn Động vẫn là huyện miền núi, điều kiện tự nhiên khó khăn, hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ; kinh tế chưa phát triển, là huyện nghèo, ngân sách phụ thuộc 100% vào ngân sách cấp trên, do vậy tác động rất lớn đến hình thành đội ngũ, chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng.

Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều khó khăn, vì vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của thời đại công nghệ số. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống mạng còn kèm chưa đáp ứng được công việc qua hệ thống mạng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận 3.2.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê có nghĩa là khi tiếp cận một vấn đề cụ thể liên quan đến công chức khối Văn phòng - Thống kê phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống mối quan hệ nhất định (hệ thống tổ chức, hệ thống chính sách, hệ thống tiêu chuẩn quy định chuyên môn…). Xem hệ thống trong mối quan hệ tổng thể của nó, sự phức tạp và hoạt động nâng cao chất lượng khối Văn phòng - Thống kê thông qua sự mô phỏng một hệ thống và quan sát các hiệu ứng của các loại tương tác giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu Văn phòng - Thống kê và các hoạt động nâng cao chất lượng .

Tiếp cận có sự tham gia: Xem xét dưới góc độ tham gia của chính đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê cấp xã; xem xét mong muốn và tác động của họ tới sự hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Xem xét đánh giá của các bên liên quan về chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê.

Tiếp cận thực tiễn: Dựa trên việc xem xét, đánh giá các vấn đề từ thực tiễn để nhận diện, phát hiện các điểm tích cực, chưa tích cực; thuận lợi, khó khăn… liên quan đến thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê cấp xã.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình, đề tài nghiên cứu, các báo cáo, văn bản hành chính được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet,... liên quan đến công chức nói chung và chất lượng, nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng. Những dữ liệu này được sử dụng, kế thừa trong hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về chất lượng, nâng cao chất lượng Văn phòng - Thống kê. Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc: Bộ Nội vụ; Cục thống kê; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang; Phòng Nội vụ của huyện Sơn Động, UBND các xã thuộc địa bàn huyện Sơn Động… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

- Thu thập bằng phiếu điều tra, khảo sát các nhóm đối tượng sau:

+ Phỏng vấn 23 công chức khối công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã (23 xã) để điều tra thu thập thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. + Phỏng vấn 10 cán bộ lãnh đạo UBND, Đảng ủy để đánh giá về thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn

phòng - Thống kê cấp xã ở huyện Sơn Động; phỏng vấn sâu một số lãnh đạo UBND cấp xã để phục vụ một số nội dung phân tích có liên quan.

+ Phỏng vấn ngẫu nhiên cá nhân (người dân) đã và đang sử dụng dịch vụ công do công chức xã thực hiện (trong năm 2017): 80 người dân (10 người x 8 xã) về nội dung liên quan đến công tác, chất lượng phục vụ, văn hóa giao tiếp… của công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu điều tra sau khi tổng hợp được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mô tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình quân gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình quân gia quyền liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống: Được sử dụng trong nghiên cứu phân tích các tình huống nghiên cứu liên quan chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang khi thực hiện các xử lý số liệu số lớn, thống kê hoặc các

điều tra, phân tích khác không bao trùm hết; tình huống cụ thể liên quan đến chất lượng và phòng vấn sâu ý kiến của lãnh đạo UBND cấp xã về tình huống đó như thế nào?... Thông qua phân tích tình huống phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, dù là hiện tượng đơn lẻ, nhưng có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp đánh giá cho điểm: được áp dụng để tìm ra các thứ tự ưu tiên các vấn đề liên quan đến thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (sử dụng thang đo likert). Cấp độ chia điểm tùy thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, trong nghiên cứu này đề tài lựa chọn: (i) 4 mức độ đánh giá cho điểm (tốt, khá, trung bính và yếu) và (ii) 3 mức độ đánh giá cho điểm (có, có và thực sự hiệu quả, không có).... Các tiêu chí đánh giá chủ yếu là kiến thức chuyên môn theo từng vị trí công chức. Trên cơ sở kết quả đánh giá cho điểm của từng cá nhân, tổng hợp thành kết quả chung, từ đó phân tích, chỉ ra các ưu tiên cần quan tâm.

Ngoài các phương pháp trên, trong những chiều cạnh, nội dung cụ thể, tác giả sử dụng thêm các phương pháp khác: phân tích, so sánh; phân tích nhân tố tác động đến thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng công chức

- Chỉ tiêu về quy mô, số lượng - Chỉ tiêu độ tuổi, giới tính

- Chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

- Chỉ tiêu về đào tạo/đào tạo lại cho phù hợp với vị trí việc làm - Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước

- Chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác - Các chỉ tiêu chuyên môn ngạch công chức Văn phòng - Thống kê

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng công chức

3.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

- Số lượng công chức được tuyển dụng

3.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

- Số lượng công chức và bố trí sử dụng công chức theo vị trí - Mức độ hoàn thành và sử dụng thời gian thực hiện công vụ

3.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

- Số lượng công chức được đào tạo bồi dưỡng hàng năm - Cơ cấu trình độ được đào tạo hàng năm

3.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá thu nhập và chính sách đãi ngộ

- Tiền lương và các khoản có tính chất lương - Thu nhập ngoài lương

- Thu nhập bình quân đầu người/ tháng

3.3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá của cá nhân về hoạt động công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê

- Chỉ tiêu phản ánh độ hài lòng về chất lượng công vụ

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC KHỐI VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ Ở HUYỆN LƯỢNG CÔNG CHỨC KHỐI VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Thực trạng chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê

4.1.1.1. Số lượng, cơ cấu công chức

- Số lượng:

Đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê của tỉnh Bắc Giang nói chung và của huyện Sơn Động nói riêng được hình thành từ nhiều nguồn: điều chuyển nhân sự, công chức địa phương, tuyển dụng mới... Sau nhiều năm, trải qua nhiều thử thách và rèn luyện, đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đã từng bước trưởng thành và phát triển về số lượng nhất là những năm gần đây.

Công chức Văn phòng - Thống kê đang làm việc tại cấp xã thuộc huyện Sơn Động tính tại điểm 31/12/2015 có 51 người, năm 2016 là 53 người và đến cuối năm 2017 tăng lên 57 người (Bảng 4.1, Biểu đồ 4.1). Như vậy, có thể thấy trong thời gian 3 năm, số lượng công chức Văn phòng - Thống kê trên địa bàn các xã ở huyện Sơn Động tăng liên tục với tốc độ là 8%. Trong khi đó số lượng của công chức chung ở huyện Sơn Động tăng với tốc độ bình quân là 2,4%.

Biểu đồ 4.1. Số lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê huyện Sơn Động giai đoạn 2015-2017

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số Nữ Nam

- Cơ cấu theo giới tính

Cơ cấu theo giới tính nam và nữ của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang sự chênh lệch không đáng kể.

Bảng 4.1. Cơ cấu giới tính đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Nam 28 54,90 30 56,60 32 56,14 Nữ 23 45,10 23 43,40 25 43,86 Tổng 51 100 53 100 57 100 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Sơn Động (2018)

Bảng 4.1, cho thấy năm 2017, trong đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, nữ giới chiếm tỷ lệ 43,86%; công chức khối Văn phòng - Thống kê là nam giới chiếm tỷ lệ 56,14%. Tỷ lệ này cho thấy nữ giới làm công tác Văn phòng - Thống kê cũng xấp xỉ với nam giới, có sự chênh lệch giữ hai giới nhưng không lớn, tình trạng này cũng nằm trong xu hướng chung của nhiều địa phương. Tuy nhiên xét về số tuyệt đối, cả công chức nam và nữ đều có xu hướng tăng dần qua các năm.

- Cơ cấu theo độ tuổi:

Cơ cấu phân theo độ tuổi của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015 - 2017

Cơ cấu tuổi Năm Từ 30 trở xuống Từ 31 đến 40 Từ 41 đến 50 Từ 51 đến 60 SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) 2015 23 45,10 24 47,06 3 5,88 1 1,96 2016 19 35,85 27 50,94 6 11,32 1 1,89 2017 16 28,07 31 54,39 9 15,79 1 1,75 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2018)

Bảng 4.2 cho thấy, công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang là tương đối trẻ. Theo dõi trong 3 năm 2015 - 2017, thì số lượng và tỷ lệ công chức từ 31 - 40 tuổi chiếm cao nhất trong 4 nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 30 trở xuống là nhóm cao thứ hai. Nhóm thứ ba và thứ 4 là nhóm từ 41 đến 50 tuổi và nhóm trên 51 tuổi, ở nhóm tuổi này tập trung chủ yếu là các công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu. Với cơ cấu công chức như hiện nay, có thể coi là lợi thế lớn của huyện bởi ở lứa tuổi trẻ, thường là các công chức có đầy đủ sức trẻ, năng động, có sự nhiệt huyết với công việc, thường có trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn, khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 56)