Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng công chức Khối Văn phòng Thống kê
2.1.3.1. Thực trạng công chức khối Văn phòng - Thống kê
- Sức khỏe, thể lực:
công việc gì, ở đâu. Sức khỏe là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Sức khỏe của công chức khối Văn phòng - Thống kê là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê. Sức khỏe có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Người lao động nói chung, cán bộ, công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng có sức khỏe tốt sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung công việc. Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố về thu nhập, mức sống, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác và giới tính… (Nguyễn Đức Ân, 1994).
Đặt trên góc độ đánh giá thể lực thì yếu tố sức khỏe được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: Chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI và các chỉ số về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh hưởng của các căn bệnh mãn tính như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B…. Chiều cao, cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá về thể lực và qua đó cho biết một phần nào đó về khả năng lao động. Theo quy định tại Quyết đinh số 1613/QĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển khám định kỳ” cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 5 loại sau đây:
-Loại I : Rất khoẻ -Loại II : Khoẻ -Loại III : Trung bình -Loại IV : Yếu
-Loại V : Rất yếu
Như vậy, loại I và loại II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về cân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính và bệnh nghề nghiệp nào. Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấp hơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhiên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Loại IV, V: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt, gặp khó khăn và yếu về thể lực, mắc các bệnh mãn tính và kể cả bệnh nghề nghiệp. Nếu người lao động được phân loại sức khỏe loại IV, V sẽ không đảm bảo khả năng làm việc, lao động cũng như đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu về sức khỏe của công chức khối Văn phòng - Thống kê không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng công chức mà còn là yêu cầu được duy trì trong cả cuộc đời công vụ của công chức. Trước khi tham gia vào nền công vụ, họ phải đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được dự tuyển công chức. Trong quá trình công tác, họ phải có đủ sức khỏe để duy trì thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên tục với áp lực cao.
- Trình độ học vấn và chuyên môn:
Trình độ của công chức khối Văn phòng - Thống kê là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng, chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập, đào tạo, bồi dưỡng.
Trình độ học vấn là mức độ tri thức của công chức đạt được thông qua hệ thống giáo dục (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông). Trình độ học vấn là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và triển khai các chủ trương chính sách đó vào thực tiễn. Hạn chế về trình độ học vấn dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là sự hiểu biết kiến thức và kỹ năng thực hành một nghề nghiệp nhất định. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức khối Văn phòng - Thống kê phải phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công tác để đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao (Nguyễn Đức Ân, 1994).
Có thể nói trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc, là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỷ luật lao động:
+ Phẩm chất chính trị:
Đây là yếu tố đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người công chức. Là giá trị và tính chất tốt đẹp của con người. Để trở thành những người công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đó là con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không
dao động trước những khó khăn thử thách. Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân địa phương.
Người công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phẩm chất chính trị của người công chức khối Văn phòng - Thống kê còn biểu hiện thông qua việc họ có làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả hay không; có tinh thần độc lập, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại trong công tác hay không, có ý chí cầu tiến, ham học hỏi hay không, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống nhân dân tại địa phương.
+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống:
Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ đội ngũ công chức nói chung và khối Văn phòng - Thống kê nói riêng, nó là cái “gốc” của người công chức. Công chức muốn xác lập được uy tín của mình trước Nhân dân, trước hết đó phải là người công chức có phẩm chất đạo đức tốt. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang chuyển biến nhanh chóng và xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ công chức chuyên môn. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi công chức ở cơ sở phải tạo lập cho mình một uy tín đối với nhân dân.
Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, không tham nhũng, không vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, có tinh thần chống tham nhũng, tận tụy phục vụ Nhân dân, tôn trọng Nhân dân, quan hệ mật thiết với quần chúng Nhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho dân, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, nói đi đôi với làm, làm nhiều hơn nói. Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh.
Yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê đòi hỏi phải cao hơn so với người khác bởi vì công chức là công bộc của dân. Xét về bản chất thì đây là tiêu chuẩn hàng đầu và xem như là đương nhiên phải có của người công chức. Người công chức nếu thiếu phẩm chất đạo đức, thì dù có tài năng kiệt xuất cũng không thể là công bộc của dân được.
+ Năng lực thực hiện công việc được giao:
Năng lực hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ Văn phòng - Thống kê; chức năng, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê;
Năng lực nhận thức, tư duy: Năng lực nhận thức, tư duy là năng lực hết sức quan trọng không chỉ đối với công chức khối Văn phòng - Thống kê mà đối với bất kỳ cá nhân nào. Để quá trình thực thi công vụ có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi mỗi công chức phải có năng lực nhận thức thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh, hiểu sâu sắc vấn đề, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, có tư duy logic, biện chứng, giải quyết công việc dựa trên các quy định của pháp luật, có lòng say mê, hứng thú với công việc. Có năng lực nhận thức, công chức khối Văn phòng - Thống kê mới hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả.
Năng lực lập kế hoạch: Trong quản lý hành chính nhà nước, lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng, giúp UBND cấp xã xác định chính xác mục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện để đạt tới mục tiêu đó. Không có kế hoạch, các hoạt động của UBND cấp xã sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự phát và các nhà quản lý sẽ hành động theo cách ứng phó với các thay đổi dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Trong quá trình thực thi công vụ, công chức khối Văn phòng - Thống kê thường xuyên phải thực hiện việc lập kế hoạch, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết; từ kế hoạch dài hạn đến kế hoạch ngắn hạn; từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch cho cơ quan, tổ chức… Do đó, năng lực lập kế hoạch là năng lực cần thiết của mỗi công chức khối Văn phòng - Thống kê.
Năng lực soạn thảo văn bản: Trong quản lý hành chính Nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và thông tin quản lý; là hình thức để cụ thể hóa pháp luật. Do đó, năng lực soạn thảo văn bản nói chung và văn bản hành chính nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của công chức khối Văn phòng - Thống kê. Trong quá trình thực thi công vụ, công chức khối Văn phòng - Thống kê thường xuyên phải soạn thảo nhiều loại văn bản như thông báo, tờ trình, báo cáo, công văn, quyết định, chỉ thị… Khi soạn thảo văn bản, công chức khối Văn phòng - Thống kê phải nắm vững và tuân thủ các yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản, đảm bảo yêu cầu về nội dung, bố cục và thể thức.
khối Văn phòng - Thống kê cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các bộ phận và các công chức khác. Thực tế đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạt động hành chính là điều kiện cần để xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
Năng lực xử lý và giải quyết tình huống: Trong quá trình quản lý hành chính ở địa phương, có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi công chức khối Văn phòng - Thống kê phải có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hợp tình hợp lý ví được người dân tin tưởng. Năng lực xử lý tình huống của công chức khối Văn phòng - Thống kê thể hiện ở khả năng phân tích tình huống; khả năng dự báo, dự đoán, sử dụng quyền lực trong điều hành, đề ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống. Để có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đòi hỏi công chức khối Văn phòng - Thống kê phải biết kết hợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, sự hiểu biết pháp luật và sự khéo léo trong ứng xử.
Năng lực giao tiếp, ứng xử: Do đặc điểm của công chức khối Văn phòng - Thống kê vừa là người dân, vừa là người đại diện cho cộng đồng, vừa là người đại diện cho Nhà nước nên trong quá trình thực thi công vụ tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột chi phối hoạt động công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước. Có trường hợp vì không kiềm chế được thái độ mà công chức khối Văn phòng - Thống kê làm phát sinh mâu thuẫn cá nhân gây ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ. Do đó, năng lực giao tiếp, ứng xử khi giải quyết nhu cầu công việc của các tổ chức và công dân là một trong những năng lực không thể thiếu được của công chức khối Văn phòng - Thống kê.
Năng lực về hiểu biết về pháp luật liên quan đến công tác Văn phòng - Thống kê (Luật, các văn bản dưới luật…)
- Năng lực về kiến thức chuyên môn:
+ Về kiến thức:
Công chức khối Văn phòng - Thống kê cần nắm vững và vận dụng tốt kiến thức về tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ và phông lưu trữ UBND xã; kiến thức về nhiệm vụ thống kê, phương pháp thống kê; kiến thức về quản trị văn phòng UBND xã; nội dung và các yêu cầu về công tác văn thư;…
chương trình công tác của UBND xã, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết của UBND xã; đối với nghiệp vụ văn thư: soạn thảo văn bản, quản lý văn bản đi, đến, kỹ năng quản lý và sử dụng con dấu, kỹ năng lập hồ sơ; đối với nghiệp vụ thống kê: thu thập và xử lý thông tin, diễn giải, phân tích thông tin, kỹ năng theo dõi số liệu thống kê bằng hệ thống bảng, biểu; đối với nghiệp vụ lưu trữ: phân loại tài liệu lưu trữ, xác định giá trị tài liệu lưu trữ, kỹ năng thống kê tài liệu lưu trữ, tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.
Về tinh thần, thái độ: Công chức Văn phòng - Thống kê phải có trách nhiệm giữ bí mật; tác phong làm việc chăm chỉ, cẩn thận, chắc chắn, niềm nở và tôn trọng đồng nghiệp…
+ Kỹ năng giải quyết công việc:
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế, kỹ năng công việc bao giờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phối hợp, kỹ năng soạn thảo văn bản... Đây là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, công tác.
Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức khi thực thi nhiệm vụ, công chức cần có những kỹ năng nhất định để thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, có những kỹ năng cần thiết cho mọi công chức và có những kỹ năng không thể thiếu đối với một nhóm công chức nhất định phụ thuộc vào tính chất công việc mà họ đảm nhận. Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm công chức khác nhau, căn cứ vào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối với công chức có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra các chính sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và