Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang

3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, tình hình KT-XH của huyện Sơn Động đã có bước phát triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục ln được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Đời sống đại bộ phận gia đình nơng dân được cải thiện. Các gia đình chính sách, gia đình có cơng với cách mạng đều có mức sống từ trung bình trở lên so với cộng đồng dân cư.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của Nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, Sơn Động đã và đang có những bước phát triển vượt bậc, đạt được các thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện...

Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường giao thơng, hệ thống điện, cơng trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số cơng trình hạ tầng đơ thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng,... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho

sự phát triển KT-XH của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Trong những năm qua, Huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đơi với việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội ở huyện Sơn Động có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng lên một bước. Một số chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển các lĩnh vực xã hội được thực hiện đạt kết quả tích cực, tính đến hết năm 2017, huyện đã thực hiện phổ cập giáo dục THCS, kiên cố hóa phịng học các cấp đạt 86,17%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 17,2%, giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, việc làm, an sinh xã hội, văn hóa, thể dục thể thao, thông tin truyền thông đều đạt được những bước tiến quan trọng.

Hệ thống giáo dục đào tạo của huyện Sơn Động tiếp tục được phát triển về cả số lượng, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học, tăng tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất đang từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, tăng về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng, số trường đạt chuẩn quốc gia 29/60 trường với tỷ lệ là 48,3%. Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đào tạo các nghề gắn với nhu cầu xă hội, đáp ứng nhu cầu dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một xã hội học tập.

Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Sơn Động đang dần hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Các chương trình y tế dự phòng, y tế quốc gia được triển khai, duy trì nên trên địa bàn huyện khơng để bệnh dịch lớn xảy ra. Hiện tại trên địa bàn huyện có 23/23 xã, thị trấn có trạm y tế xây bán kiên cố, có 18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh được duy tŕ và thực hiện theo các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h. Các trạm y tế trên địa bàn huyện vừa thực hiện tốt chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống các loại dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm. Cơng tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện tất cả các chỉ tiêu về kế hoạch hố gia đình, giảm tỷ lệ sinh theo các chỉ tiêu đề ra.

Công tác cai nghiện ma tuý được thực hiện đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng gắn với phong trào thi đua các cuộc vận động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Các chính sách, chế độ xã hội được tập trung thực hiện, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên người có cơng, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội. Cơng tác quản lý về văn hóa được tăng cường, phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì nề nếp và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các chỉ tiêu về gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa cơ bản hồn thành theo kế hoạch.

Thực hiện đề án xố đói giảm nghèo nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, xoá nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ nước sinh hoạt và tạo việc làm cho Nhân dân trên địa bàn huyện, hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết việc làm mới giai đoạn 2006 - 2010 được 8.120 lao động, bình quân 1.624 lao động/năm. Với lực lượng lao động chủ yếu tập chung ở khu vực nông thôn và đặc biệt là miền núi. Với hơn 80% lao động sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp được chính quyền địa phương rất quan tâm, chú trọng. Bằng việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách hợp lý, kịp thời vấn đề này đang được tập chung quyết từng bước, dần tháo gỡ các khó khăn, bất cập đưa nền kinh tế của huyện vững mạnh, văn hóa xã hội được nâng cao.

3.1.3. Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

3.1.3.1. Thuận lợi

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Huyện nhận được nhiều chế độ chính sách hỗ trợ từ các chương trình của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây UBND huyện cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, cũng như đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công chức xã nói chung và cơng chức khối Văn phịng - Thống kê nói riêng.

Đời sống KT-XH của người dân huyện Sơn Động từng bước được nâng lên, trình độ dân trí khơng ngừng được cải thiện và nâng cao, từ đó tác động khá tích cực đến hình thành đội ngũ, nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã nói chung

và đội ngũ cơng chức khối Văn phịng - Thống kê nói riêng.

Là huyện miền núi, dân tộc thiểu số nghèo, nên Sơn Động là đối tượng được thụ hưởng nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, chương tình có mục tiêu, các đề án, dự án, chính sách. Đây cũng là cơ hội để tác động đến năng lực, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Huyện ủy - HĐND - UBND huyện đã bố trí cho cơng chức Văn phịng - Thống kê xã là người địa phương được công tại tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thuận tiện cho việc đi lại thực hiện cơng vụ.

3.1.3.2. Khó khăn

Do huyện là huyện miền núi, dân tộc, tuy dân trí ngày càng tốt lên nhưng đại đa số Nhân dân trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên các cơng chức xã nói chung, cơng chức Văn phịng - Thống kê xã nói riêng gặp khơng ít khó khăn khi làm việc và tiếp xúc với Nhân dân.

Sơn Động vẫn là huyện miền núi, điều kiện tự nhiên khó khăn, hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ; kinh tế chưa phát triển, là huyện nghèo, ngân sách phụ thuộc 100% vào ngân sách cấp trên, do vậy tác động rất lớn đến hình thành đội ngũ, chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê nói riêng.

Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều khó khăn, vì vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của thời đại công nghệ số. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa đường xá đi lại cịn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống mạng cịn kèm chưa đáp ứng được công việc qua hệ thống mạng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận 3.2.1. Cách tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê có nghĩa là khi tiếp cận một vấn đề cụ thể liên quan đến cơng chức khối Văn phịng - Thống kê phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống mối quan hệ nhất định (hệ thống tổ chức, hệ thống chính sách, hệ thống tiêu chuẩn quy định chuyên môn…). Xem hệ thống trong mối quan hệ tổng thể của nó, sự phức tạp và hoạt động nâng cao chất lượng khối Văn phịng - Thống kê thơng qua sự mô phỏng một hệ thống và quan sát các hiệu ứng của các loại tương tác giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu Văn phòng - Thống kê và các hoạt động nâng cao chất lượng .

Tiếp cận có sự tham gia: Xem xét dưới góc độ tham gia của chính đội ngũ cơng chức khối Văn phòng - Thống kê cấp xã; xem xét mong muốn và tác động của họ tới sự hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Xem xét đánh giá của các bên liên quan về chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê.

Tiếp cận thực tiễn: Dựa trên việc xem xét, đánh giá các vấn đề từ thực tiễn để nhận diện, phát hiện các điểm tích cực, chưa tích cực; thuận lợi, khó khăn… liên quan đến thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê cấp xã.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các cơng trình, đề tài nghiên cứu, các báo cáo, văn bản hành chính được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề chất lượng và nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet,... liên quan đến cơng chức nói chung và chất lượng, nâng cao chất lượng công chức khối Văn phịng - Thống kê nói riêng. Những dữ liệu này được sử dụng, kế thừa trong hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về chất lượng, nâng cao chất lượng Văn phòng - Thống kê. Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc: Bộ Nội vụ; Cục thống kê; Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang; Phòng Nội vụ của huyện Sơn Động, UBND các xã thuộc địa bàn huyện Sơn Động… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

- Thu thập bằng phiếu điều tra, khảo sát các nhóm đối tượng sau:

+ Phỏng vấn 23 cơng chức khối cơng chức Văn phịng - Thống kê cấp xã (23 xã) để điều tra thu thập thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. + Phỏng vấn 10 cán bộ lãnh đạo UBND, Đảng ủy để đánh giá về thực trạng chất lượng và các hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn

phịng - Thống kê cấp xã ở huyện Sơn Động; phỏng vấn sâu một số lãnh đạo UBND cấp xã để phục vụ một số nội dung phân tích có liên quan.

+ Phỏng vấn ngẫu nhiên cá nhân (người dân) đã và đang sử dụng dịch vụ công do công chức xã thực hiện (trong năm 2017): 80 người dân (10 người x 8 xã) về nội dung liên quan đến công tác, chất lượng phục vụ, văn hóa giao tiếp… của cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn.

+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu điều tra sau khi tổng hợp được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là

thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mơ tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng chất lượng cơng chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết

quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình qn gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình qn gia quyền liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống: Được sử dụng trong

nghiên cứu phân tích các tình huống nghiên cứu liên quan chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang khi thực hiện các xử lý số liệu số lớn, thống kê hoặc các

điều tra, phân tích khác khơng bao trùm hết; tình huống cụ thể liên quan đến chất lượng và phòng vấn sâu ý kiến của lãnh đạo UBND cấp xã về tình huống đó như thế nào?... Thơng qua phân tích tình huống phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, dù là hiện tượng đơn lẻ, nhưng có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp đánh giá cho điểm: được áp dụng để tìm ra các thứ tự ưu

tiên các vấn đề liên quan đến thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (sử dụng thang đo likert). Cấp độ chia điểm tùy thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, trong nghiên cứu này đề tài lựa chọn: (i) 4 mức độ đánh giá cho điểm (tốt, khá, trung bính và yếu) và (ii) 3 mức độ đánh giá cho điểm (có, có và thực sự hiệu quả, khơng có).... Các tiêu chí đánh giá chủ yếu là kiến thức chuyên môn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 54)