Chế độ, chính sách đối với công chức khối Văn phòng Thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng

4.2.1. Chế độ, chính sách đối với công chức khối Văn phòng Thống kê

Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là công cụ điều tiết rất quan trọng trong quản lý kinh tế xã hội, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của người lao động nói chung và cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng.

Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định phải "Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới". Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc trong công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, thật sự vì Ðảng, vì dân, có bản lĩnh và trí tuệ, đi đầu trong công tác và gương mẫu trong đạo đức lối sống, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển nhân tài đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã xác định rõ công chức cấp xã là người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đồng thời quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ công chức và thẩm quyền quản lý công chức cấp xã. Cụ thể hóa Luật, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ số lượng, chức danh, chức vụ và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, xã loại I có 25 biên chế, xã loại II có 23 biên chế, xã loại III có 21 biên chế. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư

06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

Quyết định số 1374/2011/QĐ-TTg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, từ nay đến 2015 có 90% số cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo trình độ từ trung cấp trở lên, 100% cán bộ, công chức được tập huấn kỹ năng công tác.

Những văn bản nêu trên đã tác động rất lớn đến việc xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê cả nước nói chung và của các xã trên địa bàn huyện Sơn Động nói riêng. Chế độ, chính sách hợp lý sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức cấp xã phấn đấu vươn lên, nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ngược lại, chế độ chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển, làm thui chột tài năng, triệt tiêu động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã, làm họ không tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao tŕnh độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Ví dụ như: Chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm cán bộ, công chức cấp xã, các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương và các khoản phúc lợi khác (BHXH, BHYT, nhà ở, đi lại,...). Nếu địa phương nào có chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm việc ở cấp xã như tạo điều kiện trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tốt thì sẽ thu hút được lực lượng lao động trình độ cao về làm việc ở cấp xã. Ngược lại, sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ra khu vực sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao chuyển ra khu vực sản xuất kinh doanh làm việc, còn lại những cán bộ, công chức năng lực yếu không có khả năng cạnh tranh thì ở lại làm việc trong khu vực Nhà nước.

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo đối với công chức và quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức và các văn bản có liên quan các cơ quan, đơn vị đã chủ động trong việc đào tạo, bỗi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc đối với công chức.

Bảng 4.16. Nhận xét và đánh giá của cán bộ huyện chính sách đối với công chức khối Văn phòng - Thống kê

Đơn vị tính: %

Nội dung Tốt và khá Bình thường và

chưa tốt

1. Chính sách tuyển dụng 33 67 2. Chế độ, chính sách sử dụng công chức 50 50 3. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng 40 60 4. Cơ chế, chính sách đánh giá công chức 60 40 5. Quy định về quy hoạch 25 75 6. Quy định về đề bạt, bổ nhiệm 61,54 38,46 7. Chính sách về đời sống tinh thần cho công chức 30,77 69,23 8. Chính sách thu hút nhân tài 34,62 65,38 9. Chính sách về tiền lương 26,92 73,08 10. Chính sách về BHXH 23,08 76,92 11. Chính sách về BHYT 26,92 73,08 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả (2018)

Như vậy, có thể thấy rằng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trong đó có công chức khối Văn phòng - Thống kê. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với cơ chế, chính sách Nhà nước hiện nay đối với cán bộ, công chức cấp xã nói chung và công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng đó là: (i) Các nguồn lực cho các chính sách không được bố trí đủ, nhất là nguồn kinh phí cho các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng chuyên môn, dẫn đến giữa nhu cầu và đáp ứng nhu cầu còn có một khoảng cách lớn; (ii) Các cơ chế, chính sách đặc thù cho thu hút công chức cấp xã nói chung và công chức khối Văn phòng - Thống kê nói riêng đã có nhưng nguồn lực để thực hiện là do các địa phương tự bảo đảm, trong khi Bắc Giang là một trình miền núi, dân tộc, chưa tự cân đối được ngân sách, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương, nên không có kinh phí để thực hiện chính sách này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 90 - 93)