Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Chất lượng công chức khối Văn phòng Thống kê
2.1.2.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên ngoài các thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật. Quan niệm chung nhất về “chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc (Bộ Nội vụ, 2012).
Theo Viện Khoa học giáo dục (1997): Nói đến chất lượng là nói tới hai vấn đề cơ bản: (i) Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo nên cái bản chất của một con người, một sự vật, sự việc; (ii) Thứ hai, những phẩm chất, những đặc tính, những giá trị đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đã được xác định về con người, sự vật, sự việc đó ở một thời gian và không gian xác định. Tuy nhiên, những điều này có tính ổn định tương đối, thay đổi do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan.
Vì thế, nói đến chất lượng của một con người là nói đến mức độ đạt được của một người ở một thời gian và không gian được xác định cụ thể, đó là các mức độ tốt hay xấu, cao hay thấp, ngang tầm hay dưới tầm, vượt tầm, đạt hay không đạt yêu cầu đặt ra. Tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của một con người và các mặt hoạt động của con người đó, chính là chất lượng con người đó.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định: “Chất lượng của cán bộ là sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực công tác, thể hiện ở kết quả hoàn thành nhiệm vụ”. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những thuộc tính đặc trưng, bản chất của đội ngũ cán bộ về mặt con người và các mặt hoạt động, quy định và phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Theo đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có tính ổn định tương đối, có thể cao hoặc thấp do tác động của điều kiện khách quan và chủ quan, không bất biến, thường xuyên vận động, biến đổi, phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ; chịu sự tác động mạnh mẽ của thực tiễn và phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của mỗi người cán bộ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng con người cũng biến hoá. Vì vậy, cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hoá… Một người cán bộ khi trước sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”.
Từ những luận điểm trên có thể khái niệm: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện, được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình
độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ cán bộ, công chức”.
2.1.2.2. Chất lượng công chức Văn phòng - Thống kê
- Khái niệm chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê
Theo Viện Khoa học giáo dục (1997): Công chức khối Văn phòng - Thống kê cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ Văn phòng - Thống kê thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã gắn với hoạt động ở cấp chính quyền cơ sở là UBND cấp xã. Vì vậy, chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê đòi hỏi những phẩm chất, thuộc tính cá nhân của người công chức nói chung và những phẩm chất, thuộc tính của công chức khối Văn phòng - Thống kê ở cấp xã nói riêng để đáp ứng yêu cầu công việc và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
- Yêu cầu về chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê
Chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê là tổng hợp những phẩm chất chung của công chức được vận dụng vào giải quyết một hoạt động hay một công việc, một tình huống được giao trong phạm vi chuyên môn của cá nhân. Chẳng hạn như đối với công chức khối Văn phòng - Thống kê tập trung ở hai nhóm công việc chính đó là nhóm các hoạt động về công tác văn phòng và nhóm các hoạt động về công tác thống kê.
+ Đối với các hoạt động thuộc nhóm văn phòng đòi hỏi ngoài công việc chung, công chức Văn phòng - Thống kê phải có kỹ năng chuyên sâu như: Kỹ năng xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc giúp UBND theo dõi, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực thi công vụ, công chức cấp xã thường xuyên phải thực hiện việc lập kế hoạch, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết; từ kế hoạch dài hạn đến kế hoạch ngắn hạn; từ kế hoạch cá nhân đến kế hoạch cho cơ quan, tổ chức. Xây dựng kế hoạch đòi hỏi phải hết sức tỷ mỉ, chi tiết, sát với đặc thù của xã. Chính vì vậy đòi hỏi đội ngũ công chức khối Văn phòng - Thống kê phải nắm rất chắc chủ trương, đường lối của trên một cách toàn diện để cụ thể hóa kế hoạch vận dụng sát với địa bàn. Trình độ và năng lực theo dõi tổng hợp tình hình, nắm kết quả, tham mưu kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành và dự thảo báo cáo văn bản trình cấp có thẩm quyền.
năng có cơ sở điều hành công việc, rút kinh nghiệm và đưa ra các chỉ đạo chính xác phù hợp với tình hình địa phương. Đòi hỏi công chức khối Văn phòng - Thống kê phải có khả năng tổng hợp, chọn lọc thông tin, khái quát vấn đề tốt, năng lực xử lý văn bản tương đối thành thạo ở trình độ kỹ năng.
Công chức khối Văn phòng - Thống kê giúp HĐND, UBND cấp xã về công tác nghiệp vụ thi đua - khen thưởng đảm bảo tính nêu gương, giáo dục, được dư luận xã hội đồng tình và tạo động lực cho công chức. Để thực hiện tốt cần bám sát kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm và các chỉ thị văn bản của cấp trên để xây dựng, triển khai, phát động các phong trào thi đua, khen thưởng.
Về công tác bầu cử, tổ chức hội nghị cần bao quát, kỹ năng, thao tác nhanh nhẹn, bảo đảm các khâu chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị, phương tiện cho Hội nghị đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời.
Công chức Văn phòng - Thống kê giải quyết giấy tờ, đơn thư theo cơ chế một cửa và công tác quản lý lưu trữ, giấy tờ công văn. Trong quá trình giải quyết giấy tờ, đơn thư phát sinh nhiều tình huống phức tạp, công chức Văn phòng - Thống kê cần giải quyết tình huống đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hợp tình hợp lý và được người dân tin tưởng.
Công chức Văn phòng - Thống kê cần nắm vững và vận dụng tốt kiến thức về tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ và phông lưu trữ UBND cấp xã, nội dung và các yêu cầu về công tác văn thư;… Đảm bảo việc lưu trữ được chi tiết, cẩn thận, tỉ mỉ, đúng chuẩn.
+ Đối với hoạt động thống kê: Đòi hỏi ở công chức Văn phòng - Thống kê kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, hệ thống bảng biểu chính xác, tỉ mỉ, khoa học. Hệ thống bảng biểu, mẫu biểu trình bày phải khoa học, diễn giải, xử lý các số liệu có tính logic, sáng tạo và sát với tình hình của địa phương.
Công việc thống kê đòi hỏi ở người công chức kiến thức, kỹ năng, phương pháp hết sức chặt chẽ, có chuyên môn sâu thì mới đạt được kết quả thống kê chuẩn xác nhất.