Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 54)

Phần 1 Mở đầu

2.2.4.Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng cơng chức khối văn phịng

2.2.4.Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có nhiều nghiên cứu của tổ chức và cá nhân tiến hành và công bố kết quả nghiên cứu về chất lượng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã với các quy mơ, góc độ khác nhau:

Nghiên cứu ở góc độ vĩ mơ, đề cập đến đội ngũ cơng chức nói chung phải kể đến nhóm tác giả Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung luận cứ đưa ra cơ sở lý luận trong sử dụng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, các quan điểm và phương hướng trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Điểm nổi bật của luận cứ là việc đưa ra nội dung, “tiêu chuẩn hóa cán bộ” đây là một quan điểm đổi mới trong cơng tác cán bộ.

Nhóm tác giả: Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (NXB Chính trị quốc gia, 2004) trong “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng địi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trị, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức; tìm hiểu kinh nghiệm tuyển chọn, sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kinh nghiệm xây dựng nền cơng vụ chính quy hiện đại của đất nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó xác định các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, cơng chức đáp ứng địi hỏi của Nhà nước Việt Nam.

Tác giả Trần Anh Tuấn (năm 2017) đã thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã”. Về lý luận tác giả đã làm rõ hơn về chính quyền cấp xã; khái niệm, đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động khơng chun trách cấp xã; vị trí, vai trị của cán bộ, cơng chức và những người hoạt động khơng chun trách cấp xã. Cơng trình cũng đã phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về cán bộ, công

chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; đi sâu vào đánh giá: số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã; thực trạng công tác quản lý, sử dụng đối với cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Các nghiên cứu gắn với đối tượng công chức cấp xã phải kể đến tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2004), Học viện hành chính Quốc gia, Luận văn thạc sỹ, Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu giải pháp về nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã, đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức qua thi tuyển, công tác quy hoạch cơng chức, đề nghị hồn thiện chính sách tiền lương. Tuy nhiên, điểm hạn chế của luận văn là chưa đề cập đến các giải pháp nâng cao năng lực của công chức cấp xã, các giải pháp chưa mang tính đồng bộ, tồn diện để nâng cao trình độ của cả đội ngũ công chức cấp xã.

Tác giả Nguyễn Duy Phong (2012), với cơng trình nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu việc nâng cao chất lượng của cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã tại huyện Văn Lâm, trong đó đã nêu lên các giải pháp, như: Đề nghị hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo Quyết định số 04/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ, đề nghị nâng cao chất lượng đại biểu do bầu cử HĐND cấp xã, có chính sách thu hút nhân tài, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao ý thức tự học của cán bộ, tăng cường cơng tác quản lý của Phịng Nội vụ cấp huyện. Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập được tổng thể các giải pháp có tính liên hồn, giải pháp này hỗ trợ hoặc làm tiền đề cho giải pháp kia, chưa nêu được những biện pháp cụ thể phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay của từng giải pháp.

Ở một khía cạnh và gắn với địa bàn cụ thể, Nguyễn Xuân Thảo (2011) đã nghiên cứu “Giải pháp nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức cấp xã tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác giả đề cập đến thực trạng trình độ cán bộ, cơng chức cấp xã tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đưa ra những hạn chế hay gặp phải của đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ mới.

Cũng trong năm 2011, tác giả Trần Thị Kim Dung trong nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học “Cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay”. Sau khi làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Bắc Giang qua các khía cạnh: số lượng, chức danh; cơ cấu ; chức trách, nhiệm vụ; chất lương; chế độ làm việc, kỷ luật lao động; chế độ chính sách, bảo đảm lợi ích vật chất. Sau khi đánh giá, làm rõ ưu điểm, hạn chế, tác giả đã đề xuất 8 nhóm giải pháp, xoay quanh: tăng số lượng; có chế độ lương phụ cấp và có chế độ chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với cán bộ cơng chức vùng khó khăn; xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh... Các giải pháp này có giá trị tham khảo.

Như vậy, có thể thấy đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến các vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm và giải pháp việc nâng cao chất lượng của cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp xã. Những kết quả này sẽ được luận văn chọn lọc, kế thừa, đồng thời bổ sung phát triển thêm. Đối với trường hợp nghiên cứu về “Nâng cao

chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu công bố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức khối văn phòng thống kê ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 54)