Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện sơn động, tỉnh Bắc Giang
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là
thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mơ tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng chất lượng cơng chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết
quả của một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình qn gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình qn gia quyền liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống: Được sử dụng trong
nghiên cứu phân tích các tình huống nghiên cứu liên quan chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang khi thực hiện các xử lý số liệu số lớn, thống kê hoặc các
điều tra, phân tích khác khơng bao trùm hết; tình huống cụ thể liên quan đến chất lượng và phòng vấn sâu ý kiến của lãnh đạo UBND cấp xã về tình huống đó như thế nào?... Thơng qua phân tích tình huống phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, dù là hiện tượng đơn lẻ, nhưng có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp đánh giá cho điểm: được áp dụng để tìm ra các thứ tự ưu
tiên các vấn đề liên quan đến thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng cơng chức khối Văn phịng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (sử dụng thang đo likert). Cấp độ chia điểm tùy thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, trong nghiên cứu này đề tài lựa chọn: (i) 4 mức độ đánh giá cho điểm (tốt, khá, trung bính và yếu) và (ii) 3 mức độ đánh giá cho điểm (có, có và thực sự hiệu quả, khơng có).... Các tiêu chí đánh giá chủ yếu là kiến thức chuyên môn theo từng vị trí cơng chức. Trên cơ sở kết quả đánh giá cho điểm của từng cá nhân, tổng hợp thành kết quả chung, từ đó phân tích, chỉ ra các ưu tiên cần quan tâm.
Ngoài các phương pháp trên, trong những chiều cạnh, nội dung cụ thể, tác giả sử dụng thêm các phương pháp khác: phân tích, so sánh; phân tích nhân tố tác động đến thực trạng chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng công chức khối Văn phòng - Thống kê ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang và một số phương pháp phân tích định tính, định lượng khác.