1.5.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty
Mục tiêu, chiến lược phát triển doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác đào tạo doanh nghiệp. Từ mục tiêu và chiến lược, doanh nghiệp sẽ đặt ra những yêu cầu cho công tác đào tạo bằng cách lập kế hoạch đào tạo nguồn lực đủ về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng mục tiêu, chiến lược đã đặt ra.
Sơ đồ minh hoa mục tiêu, chiến lược tác động đến đào tạo và phát triển.
Sơ đồ 2Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty
Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp
Đề ra giải pháp
Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu về nhân lực
So sánh giữa nhu cầu và khả năng sẵn có Khả năng sẵn có về nhân lực Xác định những thiếu hụt về số lượng và chất lượng lao động Tuyển dụng từ thị trường
Bố trí sắp xếp lại lao động Đào tạo và phát
19
1.5.2 Nhân tố con người.
Con người tác động đến công tác đào tạo gồm hai đối tượng: đối tượng đào tạo là những lao động thực sự có nhu cầu đào tạo; đối tượng đảm nhận công tác đào tạo đòi hỏi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Ngoài ra, trình độ của người lao động cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Khả năng của người lao động là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của công tác đào tạo. Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tốn chi phí, công sức và thời gian mà không mang lại hiệu quả gì. Nếu như một nhân viên được đánh giá cần đào tạo, nhưng khả năng lại không có thì cũng không nên đào tạo, mà nên có những định hướng khác phù hợp hơn.
“Các cá nhân tham gia đào tạo với những kinh nghiệm khác nhau, mức độ hiểu biết về tài liệu khác nhau và những khả năng trí tuệ, thể chất bẩm sinh khác nhau. Vì vậy, người thiết kế chương trình phải đảm bảo chắc chắn rằng những yêu cầu đào tạo của mình phải phù hợp với khả năng của học viên. Bởi vì chương trình đào tạo quá khó hay quá dễ đều có thể kém hiệu quả”. (George T.Milkowich & John W. Boudreau Bản dịch TS Vũ Trọng Hùng, 2002)
Một yếu tố nữa là sự sẵn sàng của người lao động. Khi xem xét đến khả năng của người lao động rồi ta cũng cần xem xét một số yếu tố nữa là họ có sẵn sàng cho việc đi đào tạo hay không. “Có lẽ động cơ quan trọng nhất mà các học viên cần là mong muốn thay đổi hành vi và kết quả của mình trong công việc”. (George T.Milkowich & John W.
Boudreau Bản dịch TS Vũ Trọng Hùng, 2002). Ví dụ: Một người đang có bầu thì có thể
sẵn sàng đi đào tạo hay không hay là muốn dành thời gian cho gia đình, con cái … Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ để có hiệu quả đào tạo cao nhất.
Một yếu tố nữa là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Nếu như lao động được tham gia các khóa đào tạo rồi nghỉ việc thì doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất rất lớn. Qua đó, doanh nghiệp cần phải ký cam kết với người lao động sẽ gắn bó với công ty trong thời gian bao lâu, nếu bỏ việc thì hình thức kỷ luật như thế nào.
20
1.5.3 Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy.
Công tác đào tạo gồm các công việc: phân tích, tính toán các số liệu, xử lý thông tin … Vì vậy cần trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo như: máy tính, phòng học, bàn ghế, máy chiếu, bảng viết … Đối với các hình thức đào tạo từ xa, cần trang bị thêm đường truyền internet, các phần cứng và phần mềm hỗ trợ học trực tuyến. Khi doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất thì có thể cử người lao động đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo bên ngoài như: trường đại học, các trung tâm dạy nghề … Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo trong doanh nghiệp. Ví dụ: Khi doanh nghiệp tổ chức một lớp học về các máy móc thiết bị, các bản vẽ kỹ thuật cho công nhân mà phòng học không đủ ánh sáng, quá nóng hay thiết bị minh họa thiếu thì cũng sẽ làm cho học viên tiếp thu kém, năng suất học tập không cao.
1.5.4. Nhân tố thuộc môi trường lao động
1.5.4.1. Nhân tố kỹ thuật công nghệ
Doanh nghiệp thường tiến hành rà soát chất lượng của các trang thiết bị, máy móc và công nghệ hàng năm để ra quyết định có nên trang bị thêm các công nghệ, thiết bị mới cho phù hợp với nhu cầu của công việc cũng như nhu cầu của xã hội. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển nên các doanh nghiệp cũng tiến hành chuyên môn hóa hơn và áp dụng các thành tựu khoa học vào để thu được kết quả cao. Do đó, nhân tố kỹ thuật công nghệ cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, cần phải đào tạo cho nhân viên biết sử dụng nó. Công tác này nhằm cung cấp một lượng lao động không nhỏ có chất lượng cao, nhưng phải lựa chọn đúng học viên cho từng loại máy móc thiết bị với độ khó khác nhau. Một công nghệ quá hiện đại thì một nhân viên với trình độ trung học khó lòng mà tiếp thu, như vậy thì công tác đào tạo cũng không thành công.
1.5.4.2. Khả năng nhân lực hiện tại và tương lai của công ty
Trong doanh nghiệp, nguồn nhân lực chính là các yếu tố chủ chốt trong công tác đào tạo, nếu không có nguồn nhân lực thì cũng không thực hiện được công tác đào tạo.
21
Do vậy nếu chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào và ổn định trong tương lai, thì đây sẽ là một trong những thuận lợi trong việc lập kế hoạch đào tạo nhân viên. Nếu ta có những đối thủ cạnh tranh khôn ngoan, với những chương trình hấp dẫn, lôi kéo nhân viên của mình thì dù chúng ta có chuẩn bị lên chương trình đào tạo nhân viên rồi mà nhân viên đó nghỉ việc thì cũng thất bại, doanh nghiệp vừa tốn thời gian, chi phí mà không có kết quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những kế hoạch, biện pháp để phòng trừ những trường hợp này. Doanh nghiệp phải có những chương trình thu hút người lao động, những chính sách đãi ngộ để có được nguồn lao động dồi dào và ổn định.
1.5.4.3. Nhân tố cán bộ giảng dạy
Trong doanh nghiêp, trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định không nhỏ đến hiệu quả đào tạo. Doanh nghiệp cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ tổ chức hay liên kết với những trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm, đặc biệt là phải am hiểu tình hình của doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương thức đào tạo của tổ chức. Tùy theo từng đối tượng người học mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cán bộ giảng dạy cho phù hợp.
1.5.4.4. Ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp đào tạo
Trong các chương trình đào tạo, thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng của khóa đào tạo. Ví dụ: Nếu đào tạo cho công nhân mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp đào tạo E-Learning thì cũng không được. Còn nếu đào tạo cho cán bộ cấp cao mà chỉ sử dụng phương pháp giảng bài truyền thống thì khóa đào tạo trở nên lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp đào tạo hợp lý đối với từng chương trình đào tạo.
1.5.5. Nguồn lực tài chính
Để công tác đào tạo thuận lợi, hiệu quả và chất lượng thì không chỉ cần một nguồn lực tài chính dồi dào mà còn phải phân bổ nguồn lực tài chính sao cho hợp lý với từng loại hình đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng đào tạo, …
22