Định hướng phát triển của Tổ chức

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện thu nhận và thành phần hệ enzyme phân hủy lignocellulose của chủng aspergillus oryzae vtccf040 (Trang 54 - 55)

3.1.1 Chiến lược phát triển của công ty

Trước sự phát triển của nền kinh tế, công ty đã liên tục đầu tự về mọi mặt, từ mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô doanh nghiệp đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Để công ty phát triển ổn định, bền vững, ban giám đốc đã đưa ra một số định hướng chiến lược phát triển như sau:

Thứ nhất: mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường. Duy trì chính sách hợp lý để quản lý mở rộng mạng lưới khách hàng, đối tác, tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh, đồng thời thu hút nguồn nhân lực đáp ứng vừa đủ theo nhu cầu phát triển công ty. Duy trình ổn định và tăng cường mở rộng các chuỗi cửa hàng, kênh phân phối để có sức lan tỏa khắp cả nước và chuẩn bị mở rộng ra thị trường nước ngoài với mục tiêu “mang sản phẩm Việt ra khắp thế giới”.

Thứ hai: đầu tư và phát triển. Công ty tiếp tục đầu tư các dự án đang thực hiện và hướng tới những dự án mới. Trong các dự án, khâu đào tạo luôn là khâu quan trọng nhất để thực thi dự án.

Thứ ba: nguồn lực tài chính, là yêu tố quan trọng trong giai đoạn phát triển chiến lược kinh doanh. Công ty đã tích cực cải thiện bộ máy tài chính kế toán, quản lý tài chính minh bạch, xác định nhu cầu vốn cho từng dự án, cân đối sử dụng nguồn vốn hiện có cho sản xuất kinh doanh cũng như đào tạo một cách hợp lý, hiệu quả. Đảm bảo nguồn lực tài chính ổn định cho các dự án, các chương trình đào tạo.

Thứ tư: xây dựng hệ thống thông tin. Sử dụng các công cụ CNTT cho mục đích đào tạo cũng như mục đích kinh doanh. Hệ thống thông tin là yếu tố tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp, giúp cho các thành phần kết nối với nhau thành một thể thống nhất. Hệ thống thông tin giúp cho các nguồn lực doanh nghiệp kết nối với nhau nhanh nhất, ổn

47

định nhất. Với sự phát triển không ngừng của nền CNTT hiện nay kết hợp với các phương pháp giảng dạy tiên tiến đã giúp cho các chương trình đào tạo trở nên phong phú và đa dạng hơn. Công ty đã liên tục cập nhật và nâng cấp hệ thống thông tin với mục tiêu đưa công ty trở thành một trong những công ty có ứng dụng CNTT hiệu quả nhất trong nước. Để thực hiện được điều này thì cần một đội ngũ nhân viên biết sử dụng và nghiên cứu về lĩnh vực CNTT, do đó việc quản lý đào tạo CNTT trở nên quan trọng và cấp thiết.

3.1.2 Quan điểm của ban giám đốc về công tác quản lý đào tạo CNTT

Ban giám đốc yêu cầu các bộ phận quản lý rà soát, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo CNTT trong công ty. Bộ phận quản lý đào tạo liên tục đưa ra các chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu để ngày càng nâng cao chất lượng lao động, tăng cường bổ sung kiến thức nâng cao cho cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu trong chiến lược phát triển công ty. Đưa ra những chính sách thu hút những nhân sự có năng lực trong quá trình đào tạo để cho các nhân viên có thể quyết tâm học tập để nâng cao chất lượng công việc. Việc quản lý đào tạo CNTT là công việc gián tiếp tăng năng suất sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty.

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện thu nhận và thành phần hệ enzyme phân hủy lignocellulose của chủng aspergillus oryzae vtccf040 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)