Phân tích đánh giá theo chỉ số KPI

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện thu nhận và thành phần hệ enzyme phân hủy lignocellulose của chủng aspergillus oryzae vtccf040 (Trang 43 - 45)

2.2 Hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp

2.2.6.1 Phân tích đánh giá theo chỉ số KPI

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.

KPI là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản lý đánh giá được thành tích của phòng ban, nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban, từng nhân viên. Trong công tác quản lý đào tạo CNTT trong doanh nghiệp thì chỉ số KPI dùng để xác định được hiệu quả trong việc học tập và giảng dạy. Qua đó đánh giá được chất lượng người đào tạo và người học một cách khách quan, có cơ sở. Việc đánh giá KPI giúp cho người lao động có trách nhiệm với công việc, kiến thức của mình góp phần cho việc đánh giá trở nên minh bạch, rõ ràng, nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc. Mục đích sử dụng KPI: Đảm bảo người lao động thực hiện đúng trách nhiệm trong bản mô tả công việc cũng như bản mô tả học tập của từng vị trí chức danh cụ thể. Các chỉ số đánh giá đều mang tính định lượng cao, đo lường cụ thể, do đó nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc, học tập. Việc sử dụng các chỉ số KPI góp phần đánh giá công việc học tập trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.

36

Mục tiêu sử dụng KPI: KPI là một công cụ đánh giá thực hiện công việc, học tập nên các hệ thống KPI cần đảm bảo được tiêu chí SMART

- S: Specific: Cụ thể

- M: Measurable: Đo lường được - A: Achiveable: Có thể đạt được - R: Realistics: Thực tế

- T: Timbound: Có thời hạn cụ thể Ưu điểm khi sử dụng KPI:

- Thấy rõ thành quả của mục đích, mục tiêu trong lao động và học tập. - Các quyết định được thực hiện nhanh hơn do có sự đo lường kèm theo.

- Tìm ra điểm mạnh điểm yếu của người lao động để có hướng đào tạo và khuyến khích tạo động lực cho nhân viên.

- Tránh những kiến nghị, bất đồng từ người lao động do các chỉ tiêu được đo lường được.

Nhược điểm khi sử dụng KPI:

- Nếu các chỉ số KPI không đáp ứng được tiêu chuẩn SMART thì nó sẽ gây ra hậu quả không tốt cho hệ thống quản trị doanh nghiệp.

- Nếu không đạt được tiêu chí Specific (cụ thể) thì người lao động không biết mình phải làm gì, học gì để đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.

- Các chỉ số KPI không có tính thực tế thì nhân viên sẽ có tâm lý thất vọng, chán nản do mục tiêu mình đã cố gắng hết sức mà không thể đạt được.

- Các chỉ số KPI không có hạn định cụ thể sẽ làm cho người lao động không biết công việc này làm trong bao lâu, việc học này bao giờ thì xong gây ra khó khăn rất lớn cho người lao động trong quá trình hoàn thành công việc, học tập.

37

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện thu nhận và thành phần hệ enzyme phân hủy lignocellulose của chủng aspergillus oryzae vtccf040 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)