2.1 Thông tin chung công ty cổ phần Hồng Lam
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ông Nguyễn Hồng Lam vốn là một nam sinh Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau đó, ông học điện ảnh tại Leningrad (nay là St Petersburg, Nga). Nếu như 16 năm phục vụ trong quân đội tôi luyện cho ông khí chất của người lính cụ Hồ thì quãng thời gian theo đuổi nghệ thuật đã cho ông một tâm hồn nghệ sĩ. Năm 1990, ông chính thức giã từ môi trường quân đội và rẽ sang con đường kinh doanh, bắt đầu bằng nghề chế biến nông – lâm sản.
25
Năm 1990, ông quyết định ra quân sau 16 năm phục vụ trong quân đội để bắt tay làm kinh doanh. Tình cờ, trong một lần xuất tăm tre sang Trung Quốc, ông gặp một người đặt trám khô. Thương vụ đầu tiên cung cấp trám khô cho biên giới phía bắc mang về cho ông số tiền lãi 1 triệu đồng. Năm 1992, ông chung vốn với một người anh mua một quầy hàng ở chợ Đồng Xuân, chủ yếu bán buôn từ chỗ này sang chỗ khác. Tuy vậy, ông nhận thấy nghề buôn hoa quả khô đem lại lợi nhuận thấp, lại bấp bênh, ông quyết định học chế biến. Vì không có bí quyết gia truyền, ông bắt đầu bằng việc học cách làm ô mai từ các bà, các mẹ nội trợ. Ông tỉ mỉ tích góp những mẹo vặt rất hay mà không phải ai cũng biết. Dù ban đầu gặp nhiều khó khăn, mẻ ngon mẻ hỏng, nhưng đó là những bài học đáng quý để ông có thêm hành trang bước vào nghề. Khi đã nhuần nhuyễn kĩ năng, ông chợt nghĩ bấy nhiêu chỉ đủ làm món ngon trong nhà, muốn thành nghề cần phải trau dồi nhiều nữa. Ông tiếp tục tìm đến những nghệ nhân làm ô mai để xin học, và may mắn thay khi gặp được những người bạn xuất thân từ gia đình có cung nữ chuyên làm mứt, ô mai trong cung đình Huế. Vừa học, ông vừa nghiên cứu và sáng tạo ra những công thức mới, những cách làm mới không chỉ ngon mà còn đẹp mắt.
Thế nhưng, giai đoạn này chưa đủ điều kiện để ông phát triển nghề làm mứt, ô mai. Công việc kinh doanh của ông lúc ấy còn bao gồm cả làm may mặc, buôn hoa quả khô, bán sỉ cho các cửa hàng để “ăn chênh lệch”. Nhưng vì không có kinh nghiệm cho vay tiền, ông đã làm mất toàn bộ số tiền kiếm được, lâm vào khủng hoảng tài chính nặng nề, đến mức phải bán nhà. Là một người kiên cường, không chịu thua số phận, ông đã đi vay 20 cây vàng để gây dựng lại sự nghiệp. Ngẫm lại những câu chuyện đã qua, ông nhận ra mình bén duyên nhất với nghề làm mứt, ô mai, hơn nữa đó cũng là công việc mà ông đam mê và tâm huyết nhất. Về sản xuất, ô mai từ xưa đến nay đều phải chế biến thủ công, khó đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy ông ấp ủ dự định sẽ đưa dây chuyền sản hiện đại về dựa trên những công thức cổ truyền để làm ra những quả ô mai ngon với số lượng lớn. Trải qua rất nhiều khó khăn, máy móc chủ yếu tự nghiên cứu, thiết kế và đầu tư, đến nay nhà máy chế biến hoa quả Hồng Lam (khu công nghiệp Quang Minh) đã đi vào hoạt động rất chuyên nghiệp. Về tiêu thụ, ông quyết định chuyển sang chiến lược bán lẻ.
26
Tháng 10/2000, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Hồng Lam tại số 11 hàng Đường chính thức được khai trương. Ông tiếp tục đấu giá mua lại cửa hàng tiếp theo để phục nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Dần dà, chuỗi bán lẻ của Hồng Lam hiện nay đã có 15 cửa hàng trên cả nước và đang mở rộng ở khu vực phía Nam. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, mới đây Hồng Lam đã đưa sản phẩm sang hội chợ Dubai với ước mơ sẽ đưa Tinh hoa quà Việt đến với nhiều bạn bè quốc tế trong tương lai.
Với sứ mệnh phụng sự xã hội, phụng sự người tiêu dùng, để “Hồn dân tộc” được gửi gắm vào từng sản phẩm, đến với mọi người trên khắp muôn nơi, ông luôn định hướng những sản phẩm của mình phải được thị trường chấp nhận là “Tinh Hoa Quà Việt”, mỗi sản phẩm từ khâu sản xuất bởi những nghệ nhân lành nghề đến việc trao tận tay cho từng người tiêu dùng đều được gửi gắm bởi “Ngon-Sạch-Đẹp-Chu đáo-Thân thiện”. Bằng cái tâm của một người làm kinh doanh giỏi và những nỗ lực không ngừng, Hồng Lam đã và đang trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ô mai Việt, góp phần giữ gìn phong vị ẩm thực Thăng Long, tạo nên chỗ đứng của Việt Nam trong làng ẩm thực thế giới.