Xuất phát từ “Tính ác” của con người nhưng có thể cải hóa được, Tuân Tử5
là người đầu tiên đề xuất một sự cai trị bằng kết hợp giữa “Lễ trị” (“Đức trị”) và “Pháp trị” với ba luận cứ cơ bản sau:
- Yêu cầu để cải hóa tính ác cả con người. Tuân Tử cho rằng: Nếu thuận theo hiếu lợi thì con người tranh đoạt lẫn nhau mà từ nhượng không có, thuận theo đối kỵ thì con người trở nên tàn tặc mà lòng trung tín không có, thuận theo ham 5 Có người xem Tuân Tử thuộc trường phái “Pháp trị”; đây là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thêm. Sở dĩ chúng tôi xếp ông vào trường phái “Đức trị” vì ông là một Nho gia; đồng thời, xem ông là một người có công khởi xướng cho sự kết hợp giữa “Lễ trị” (“Đức trị”) với “Pháp trị”.
thích thanh sắc thì thành dâm loạn. Sự lấn áp của tính ác làm cho con người sẽ trở thành không có văn hóa. Vì vậy, phải có thầy, có pháp để cải hóa cái tính đó; có thầy để dẫn dắt lễ nghĩa cho con người, có pháp luật để ngăn ngừa “việc chưa xảy ra”, làm cho con người có văn hóa mà thành xã hội trị.
- Giải quyết mâu thuẫn giữa căn tính và tính xã hội của con người. Con người khác con vật ở biết hợp đoàn, tức là biết tổ chức thành xã hội song hợp đoàn và tính ác mâu thuẫn nhau và nhu cầu của bản tính là vô hạn mà sự đáp ứng của xã hội là rất có hạn dẫn con người đến kình địch, giành giật của nhau, giết chóc lẫn nhau nên phải có danh phận giữa người cai trị và người bị trị, có pháp luật để điều chỉnh nhu cầu giữa các thành viên.
- Thừa nhận sự phát triển không đều giữa các cá nhân. Do trời sinh ra và sự tích ngụy của con người không giống nhau mà có sự chênh lệch giữa Trí, Hiền, Ngu; giữa người có tài và kẻ bất tài. Những người cai trị phải có tài và phải có danh phận để phân biệt giữa người có tài với kẻ bất tài cũng như xứng đáng với công lao của họ trong cuộc sống hợp đoàn. Vì vậy, danh phận không chỉ là lòng tôn kính đối với những người hiền tài mà còn phải có sự thừa nhận của xã hội và được bảo vệ bằng pháp luật.