IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ ĐẠO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH
b. Tư tưởng độc lập tự do, dân là gốc nước và đại đoàn kết
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng thế kỷ dưới ách thực dân phong kiến, sống một cuộc sống không có tự do tối thiểu nào, bị nô dịch và áp bức bóc lột làm cho nghèo đói đến cùng cực. Khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - giải phóng dân tộc và tự do cho dân - trở thành mục đích thiêng liêng của Hồ Chí Minh và của cả dân tộc. Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nước có độc lập dân tộc nhưng vẫn không có tự do của dân. Với Người, sự độc lập của dân tộc phải đem lại tự do cho nhân dân. Cho nên, Người phải tìm con đường cứu nước sao cho vừa có độc lập dân tộc vừa có tự do cho dân. Đó chính là con đường dẫn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”21.
Hồ Chí Minh luôn xem dân là gốc nước. Không chỉ là việc sử dụng lực lượng chính trị từ dân, mọi hoạt động chính trị đều vì dân mà còn giáo dục sao cho dân hiểu và tổ chức cho dân tự mình giải phóng mình, tự mình xây dựng cuộc sống của mình, quyền lực chính trị là quyền lực công cộng do dân lập ra để bảo vệ các quyền cơ bản và thiêng liêng của con người. Người đã mong muốn và dày công xây dựng nền chính trị và tổ chức nhà nước mà tất cả quyền lực ở đó đều thuộc về nhân dân, một chế độ xã hội không chỉ chuyên chính với kẻ thù để bảo vệ tự do của nhân dân mà cơ bản hơn còn tạo ra môi trường ngày một thuận lợi thêm cho nhân dân sinh