Đàm Tự Đồng (1865 1898)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 36)

Kế thừa quan niệm về khí của các nhà triết học duy vật truyền thống như Trương Tải và Vương Phu Chi, Đàm Tự Đồng cho rằng: “Đạo chỉ là biểu hiện, còn Khí mới là bản chất”; “Khí thay đổi thì Đạo làm sao mà không thay đổi được”. Bản chất của vũ trụ là “Khí luôn vận động, biến hóa”; “Nguyên khí hội tụ, vận động để sinh thành”.

Nóng lòng “đổi mới” Trung Quốc, nhưng lại đổi mới từ trên xuống, từ trong ra ngoài dựa trên tinh thần (Nhân) của Nho giáo đồng nghĩa với “Từ bi” của Phật giáo để thực hiện tự do, bình đẳng. Đổi mới bắt đầu từ trong lòng nhân ái, nếu mọi người đều có lòng nhân ái thì mọi việc trở nên thông suốt; thông suốt rồi thì dễ dàng “xóa sổ” chế độ đẳng cấp phong kiến tai họa, đem lại bình đẳng cho thiên hạ mà biểu tượng của “thông suốt” là “bình đẳng”. Ông tước bỏ mọi “râu ria” đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… trong học thuyết “Nhân”, chỉ giữ lại “một là bình đẳng, hai là tự do”. Mọi thứ gọi là nhân nghĩa đó, chẳng qua cũng chỉ là cái mà “vua dùng nó để khống chế bầy tôi, quan dùng nó để hặc dân, cha dùng nó để áp chế con, chồng dùng nó để ràng buộc vợ…”.

Chủ trương “quân chủ lập hiến”, vua vẫn tồn tại nhưng “vua là bạn bè”, “cha con là bạn bè”, “vợ chồng là bạn bè”. “Đổi mới” về đạo đức, bản tính con người là tự nhiên, cho nên nếu cho rằng “Tính thiện” thì tình cũng phải thiện, thiên lý là thiện thì dục vọng con người cũng phải thiện. Cũng như Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng xem cá nhân anh hùng vẫn là vai trò quyết định của lịch sử và “mọi việc đều dựa vào tấm lòng của bề trên”.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w