Tư tưởng xã hội dân sự

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 62 - 64)

IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ ĐẠO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH

e. Tư tưởng xã hội dân sự

Theo Ănghen, xã hội dân sự là lĩnh vực trong đó có thể cảm thấy chìa khóa để hiểu quá trình phát triển lịch sử của nhân loại.

Theo Mác, xã hội dân sự là một sự giải phóng nhà nước cực quyền thành nhà nước pháp quyền, giải phóng xã hội thần dân thành xã hội công dân, giải phóng con người trừu tượng pháp lý thành con người cá nhân, thể nhân và pháp nhân, thành nhân cách. Việc “giải phóng chính trị hay là quy con người, một mặt thành thành viên của xã hội công dân, thành cá nhân vị kỷ, độc lập, và một mặt khác, thành công dân của nhà nước, thành pháp nhân”14. Khi đó, “con người với tư cách là một thành viên xã hội công dân, con người phi chính trị nhất định phải xuất hiện như một con người tự nhiên”15.

13 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến Bộ M. 1976, tr, 126 (do người viết nhấn mạnh).14 Mác - Ăngghen: toàn tập, t. 1, CTQG, H, 1995, tr. 557. 14 Mác - Ăngghen: toàn tập, t. 1, CTQG, H, 1995, tr. 557.

Mác cũng viết: “Tự do là ở chỗ biến nhà nước, cơ quan tối cao của xã hội, thành một cơ quan phụ thuộc vào xã hội và ngay cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước tự do hay không tự do là tùy ở chỗ trong những hình thức ấy “sự tự do của nhà nước bị hạn chế nhiều hay ít”16. Mác chỉ rõ: Xã hội công dân “giải phóng chính trị đồng thời cũng là giải phóng xã hội công dân khỏi chính trị, thậm chí khỏi cái bề ngoài của một nội dung phổ biến nào đó”17.

Mác đã từng phê phán: “Bất cứ ở đâu ông (Hegel) cũng mô tả sự xung đột giữa xã hội công dân và Nhà nước”18 mà nên coi xã hội dân sự là một hiện tượng khách quan. Trình độ dân chủ của xã hội lại chính là tiền đề quyết định của sự phát triển bền vững xã hội dân sự. Mà “Xã hội công dân bao trùm toàn bộ quan hệ giao tiếp của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Nó bao trùm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó và do đó, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và dân tộc, mặc dù, mặt khác, về đối ngoại nó vẫn phải hiện ra như là một dân tộc và về đối nội nó vẫn phải tự tổ chức thành Nhà nước”19.

Xã hội dân sự với nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền hòa quyện và quy định lẫn nhau thành một chỉnh thể của sự phát triển xã hội hiện đại, làm tiền đề và điều kiện, là nguyên nhân và kết quả của nhau. Nếu nền kinh tế thị trường là cơ sở vật chất – kinh tế của xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền, còn Nhà nước pháp quyền là chế độ chính trị - pháp lý của nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự thì xã hội dân sự là nền tảng xã hội của nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền mà “xã hội công dân đó là trung tâm thật sự, vũ đài thật sự của toàn bộ lịch sử”20.

16 Mác - Ăngghen: toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 554.

17. Mác - Ăngghen: toàn tập, t.1, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 554. 18 C.Mác và Ănghen, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG,Hà Nội, 1995, tr.419. 18 C.Mác và Ănghen, Toàn tập, t.1, Nxb CTQG,Hà Nội, 1995, tr.419.

19 C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.52

20 C. M¸c - Ph. ¡ngghen: tuyÓn tËp, t. 1, Nxb Sù thËt, Hµ Néi, 1980, tr. 299. (HÖ t tëng§øc) §øc)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w