Tư tưởng về nhà nước và chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 68 - 71)

IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ ĐẠO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH

d. Tư tưởng về nhà nước và chế độ chính trị

Trong “Yêu sách của nhân dân An Nam” (1922), yêu sách thứ bảy: “Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”26. Không những khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật mà còn chỉ ra rằng pháp luật đó phải là pháp luật của một chế độ dân chủ, thể hiện ý chí của đa số nhân dân do một cơ quan đại diện được cử tri bầu ra thay mặt mình ban hành dưới hình thức văn bản luật; đồng thời, phải có ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Với “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Người đã đứng vững trên lập trường dân chủ, dân tộc, yêu nước, kết hợp với tư tưởng của thời đại “nhân dân nắm quyền tự quyết”, lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, mà phê phán, tố cáo, buộc tội đối với chế độ thực dân nói chung, và bộ máy thống trị, quan lại, nhân viên chính quyền thuộc địa nói riêng. “Đường cách mệnh” (1927) đã đề cập trực tiếp những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam: trình bày một cách hệ thống đặc trưng, tính chất, những bài học có thể rút ra từ các cuộc cách mạng tiêu biểu của thế giới như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp đến cách mạng Nga; và kết luận: Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm xong cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế giới khỏi hy sinh nhiều lần thì dân chúng mới được hạnh phúc27.

Thay mặt Quốc tế III để chủ trì cuộc hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam, Người chính thức cho ra đời khái niệm “Chính phủ công nông binh” và việc 25 Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập 10. Nxb. CTQG, HN, 1986, tr.462.

26 Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1,tr.436.27 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.192 27 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 2, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.192

xây dựng Chính phủ ấy là nội dung quan trọng trong “Chánh cương vắn tắt” (1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Thư gửi đồng bào toàn quốc” (10/1944), Người nhấn mạnh: “Trước hết phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và uy tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”28. “Tuyên ngôn độc lập” (02.09.1945), Hồ Chủ tịch đã đề ra nhiệm vụ sớm ban hành Hiến pháp và xem đó là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của chính quyền nhà nước non trẻ. Mục A, chương II của “Hiến pháp” (1946) dành 2 điều quy định nghĩa vụ của công dân, thì nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật được đặt ngay sau nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. “Tuyên ngôn độc lập” và “Hiến pháp” (1946), thể hiện tập trung tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước độc lập, tự chủ, dân chủ, cộng hòa, chủ quyền quốc gia dân tộc, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Nội dung cơ bản của chế độ chính trị do Hồ Chí Minh dày công xây dựng phải là một chế độ xã hội mà mọi công việc đều phải bàn bạc với dân, lắng nghe ý kiến của dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của dân. Những thuộc tính của chế độ chính trị đó là: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh; phát đất ruộng cho dân cày; giao công xưởng cho thợ thuyền; không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”29. Trong cầm quyền, Người đã tuyên bố và từng bước tổ chức hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước thật sự là công cụ thể hiện và 28 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr. 505.

thực hiện quyền lực chính trị - quyền làm chủ của dân. Đó là một chế độ chính trị dân chủ, nhân dân làm chủ xã hội, làm chủ nhà nước, đồng thời cũng phải có nghĩa vụ với xã hội, với nhà nước. “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghiã vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”30.

Sự hưng vong của các chế độ chính trị nói chung, của nhà nước nói riêng được quy định bởi quan hệ kinh tế và giai cấp gắn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất nhưng, khi xét một nhà nước trong một sự vận hành cụ thể, sinh mệnh của nó còn phụ thuộc vào mặt chủ quan của những người cầm quyền. Người khẳng định, không một nhà nước nào tồn tại lâu dài nếu nó chứa đựng nhiều loại quan chức “vinh thân phì gia” nên việc xây dựng một nhà nước trong sạch và sáng suốt là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự hưng thịnh của chế độ. Trong lúc phải chống giặc ngoại xâm cũng như trong hòa bình, Người đã xem loại cán bộ “vinh thân phì gia” là giặc nội xâm. Sự trong sạch và sáng suốt của một nhà nước cụ thể lại chịu sự quyết định trực tiếp bởi đội ngũ cán bộ và công chức của các cơ quan công quyền. Trong nhà nước đó, cán bộ, đảng viên không chỉ là người lãnh đạo mẫu mực mà còn phải vừa là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, còn công chức nhà nước phải “là công bộc của dân”; tuyệt đối trung thành với Đảng và Chính phủ, với nhân dân, với quốc gia dân tộc. Bằng nhiều phương thức cùng với đức độ của mình, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã tập hợp được hầu hết những con người có tài năng, trí tuệ của dân tộc. Là người có trình độ trí tuệ cao và Người lại biết nhân trí tuệ của mình, của cách mạng lên bởi trí tuệ của tập thể, của nhân dân, của cả dân tộc.

Quyền lực chính trị của nhà nước là quyền lực định hướng, điều khiển, tạo môi trường cho sự phát triển toàn bộ của một quốc gia dân tộc nên phải tập trung 30 HCM. Toàn tập. Nxb. CTQG. H. 1996.T7, tr. 452.

cao độ trí tuệ của cả giai cấp, dân tộc và cả thời đại mà xây dựng hệ thống chính trị và hoạt động của Nhà nước với một cơ chế thực sự kiểm soát được quyền lực giữa các cơ quan nhà nước cùng với sự giám sát của nhân dân lao động đối với các cơ quan và các bộ nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành, mọi hoạt động. Một nhà nước thiếu trí tuệ thì chỉ còn là hoạt động cưỡng bức tùy tiện và pháp luật, mệnh lệnh của nó là sự áp đặt từ bên trên và bên ngoài chứ không phải là nhu cầu phát triển bên trong của mỗi công dân trong đời sống cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w