Sự xác lập những tư tưởng chính trị ở buổi đầu dựng nước (TK VII TCN năm 180 TCN)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 43 - 45)

III. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN CẬN ĐẠ

a. Sự xác lập những tư tưởng chính trị ở buổi đầu dựng nước (TK VII TCN năm 180 TCN)

TCN - năm 180 TCN)

Vào thế kỷ thứ VII TCN, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển sản xuất nông nghiệp và chống lại sự quậy phá thường xuyên với quy mô càng lớn của các bộ lạc xung quanh, 15 bộ lạc của người Việt mà bộ phận trọng yếu là người Lạc Việt đã hợp nhất với nhau lập nên nước Văn Lang và hình thành nên cơ quan quyền lực công mang tính nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc với những người đứng đầu là các vua Hùng. Đây cũng chính là bước ngoặt căn bản đầu

tiên trong sự hợp quần, có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam.

Đến thế kỷ thứ III TCN, để tăng cường hơn nữa hiệu quả trị thủy và sức mạnh chống ngoại xâm mà trực tiếp là hợp sức cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống sự xâm lăng tàn khốc của quân Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) mà nước Văn Lang đã hợp nhất với tổ chức công xã của người Âu Việt thành nước Âu Lạc với người đứng đầu nhà nước là An Dương Vương. Bấy giờ, tuy đã có sự phân chia giàu nghèo, đẳng cấp nhưng xã hội chưa hình thành hai giai cấp đối địch nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ nên nhà nước của Thục Phán cũng chưa phải là công cụ bạo lực của một giai cấp này dùng để đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác như nhiều nhà nước khác trên thế giới. Điều cực kỳ quan trọng là, sự hợp nhất này đã xác định căn bản cộng đồng người Việt với tư cách là bộ phận nòng cốt của dân tộc Việt Nam trong tiến trình phát triển lịch sử.

Buổi đầu dựng nước đã xác lập các giá trị căn bản cho sự phát triển tư tưởng chính trị của dân tộc:

- Bản lĩnh hợp đoàn của cộng đồng dân tộc. Xác định tất cả con người sống trên mảnh đất này đều có chung một cội nguồn tổ tiên, đều là con Rồng - cháu Tiên, cả nam và nữ đều bình quyền. Phải chung sức chung lòng, nương tựa vào nhau mà chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm vì lợi ích của tất cả và của mỗi người. Con người Việt Nam rất hiền hòa, rất đỗi nhu mì, lịch lãm nhưng khi vận nước lâm nguy thì cũng rất quyết liệt bảo vệ, biết vụt đứng lên như Phù Đổng Thiên Vương; biết tiến hành chiến tranh nhân dân và thực hiện quốc phòng toàn dân, trường kỳ kháng chiến nên vừa đánh giặc vừa phát triển cuộc sống.

- Một thể chế chính trị dân chủ. Các chế định nhà nước và quy tắc sinh hoạt chính trị của xã hội là do toàn cộng đồng xây dựng với những chuẩn tắc vì lợi ích chung trên cơ sở đảm bảo lợi ích riêng. Những người đứng đầu bộ máy nhà nước

từ Vua (cai quản cả quốc gia) đến Lạc tướng (cai quản địa phương), Bồ chính (già làng - cai quản làng) đều thật sự tiêu biểu về đức độ và có công lao với cộng đồng, được nhân dân tín nhiệm và cử đảm nhận công việc chung. Sự phối hợp quản lý điều hành của Vua và Lạc tướng với Bồ chính đã tạo lên ngay từ đầu một cơ chế chính trị với sự quản lý của nhà nước Trung ương và chính quyền các địa phương với sự tự quản của cư dân ở từng làng.

- Quyền lực công. Quyền lực nhà nước không theo xu hướng chuyên chế giai cấp mà chủ yếu là thực hiện chức năng công quyền của quyền lực tự nhiên - một quyền lực đã có hàng ngàn năm trước đó, giờ được sử dụng một cách tập trung hơn bằng một tổ chức có sức mạnh bạo lực trấn áp. Chính vì vậy mà ngay từ đầu các vua Hùng và sau là Thục Phán đều rất coi trọng việc phát triển kinh tế như xây dựng và chăm sóc hệ thống đê điều, hệ thống thủy nông, dạy cho dân canh tác và làm các nghề thủ công mỹ nghệ… cùng với rèn luyện võ bị, gìn giữ biên cương.

Trong tất cả những tư tưởng quý báu trên thì, tình yêu quê hương đất nước và sự quý trọng con người là hai nền tảng quan trọng nhất, cơ sở cho sự hình thành hai dòng chủ lưu của mọi sự phát triển tư tưởng chính trị nước nhà là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w