III. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN CẬN ĐẠ
d. Tư tưởng chính trị tiến bộ trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam suy vong (TK XVI những năm 20 của TK XX)
Nam suy vong (TK. XVI - những năm 20 của TK. XX)
Sau sự phồn vinh của thời Phục hưng, chế độ phong kiến Việt Nam ngày một thêm suy thoái, triều đình mục nát, sự đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ giai cấp thống trị làm cho đất nước bị chia cắt bởi Nam - Bắc triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài (kéo dài 250 năm). Đời sống dân chúng vô cùng khốn khổ, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra; trong đó, phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ như là một cuộc cách mạng.
Tiếp nối truyền thống gây dựng một quốc gia thống nhất của hàng mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, với việc bình định chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ đã khẳng định chân lý không bao giờ thay đổi: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không có một thế lực nào có thể chia cắt sự thống nhất ấy. Với việc trấn áp quân Xiêm ở phía Nam và cuộc hành quân thần tốc ra Bắc đại phá quân Thanh, đã thể hiện một nghệ thuật quân sự tuyệt vời, bách chiến bách thắng của sức mạnh Đại Việt. Đánh giặc để giữ gìn bản sắc của dân tộc, đánh cho địch biết nước Nam là có chủ. Trước khi tiến quân phạt Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã thể hiện một khí phách lẫm liệt, một tầm vóc đứng trên đầu thù của các chủ nhân Đại Việt. Nét độc đáo trong đường lối trị quốc của Nguyễn Huệ là coi trọng phát triển kinh tế (“Chiếu khuyến nông”), thúc đẩy kinh tế thị trường trong nước, mở mang kinh tế với nước ngoài; thực hiện sự quản lý đất nước bằng pháp luật (soạn thảo “Hình thư”); chủ trương lấy việc học làm đầu (“Chiếu học tập”); tìm lẽ trị binh lấy việc tuyển chọn nhân tài làm gốc…
Sau sự ra đi của Nguyễn Huệ, rồi sự sụp đổ của Tây Sơn, triều đình nhà Nguyễn thực hiện một sự cai trị bằng đường lối chính trị bảo thủ làm cho những mầm móng của chế độ mới do Nguyễn Huệ gây dựng bị mai một và đất nước bị lọt dần vào tay của thực dân tư bản Pháp. Không cam chịu làm nô lệ, các phong trào quần chúng anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp dưới ý thức hệ phong kiến liên tục nổ ra nhưng đều không thành công.
Thay thế cho ý thức hệ phong kiến, các ngọn cờ cứu nước theo ý thức hệ tư sản xuất hiện mà tiêu biểu là phong trào “Đông Du”, cụ Phan Bội Châu muốn dùng lực lượng vũ trang, nhờ Nhật Bản tiếp sức để lật đổ đế quốc Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, thành lập nhà nước quân chủ, sau đó chuyển sang tư tưởng cộng hòa. Và phong trào “Duy Tân”, cụ Phan Chu Trinh đã chủ trương đấu tranh trong sự ôn hòa, công khai nhằm bồi dưỡng dân sinh, khai thông dân trí, mở mang dân
quyền và dựa vào Pháp đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại như là điều kiện cơ bản để giành độc lập dân tộc.
Tuy sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng tư sản cũng không thành công nhưng, người Việt Nam tiếp tục khẳng định ý thức vượt trội, nhất quán và bất diệt của mình là phải đấu tranh cho nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.