Tôn Trung Sơn (1866 1925)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 38 - 40)

Tôn Trung Sơn là người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã xây dựng lý luận và cương lĩnh cách mạng tư sản một cách có hệ thống với sự đề xuất “Chủ nghĩa Tam dân”: Chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa dân quyền, Chủ nghĩa dân sinh. Các nhà nghiên cứu xem xét theo hai mốc quan trọng trong sự phát triển tư tưởng của “Chủ nghĩa Tam dân” thành “Chủ nghĩa Tam dân cũ” và “Chủ nghĩa Tam dân mới”.

Năm 1906, tại Đông Kinh (Nhật Bản), nhân dịp kỷ niệm một năm tờ “Dân báo” do ông thành lập, trong bài “Chủ nghĩa Tam dân và tiền đồ Trung Quốc”, Tôn Trung Sơn đã nói: “Chủ nghĩa Tam dân” mà tờ “Dân báo” nói, đó là: thứ nhất, Chủ nghĩa dân tộc; thứ hai, Chủ nghĩa dân quyền; thứ ba, Chủ nghĩa dân sinh”. Ông giải thích rõ hơn về “Tam dân” như sau:

(1) “Chủ nghĩa dân tộc” là từ vấn đề chủng tộc mà ra, cơ sở của nó là tự nhiên, thế nhưng vấn đề này có mặt cấp thiết của nó, không thể không biết. Chủ nghĩa dân tộc không phải là hễ cứ gặp phải người ở chủng tộc khác thì lập tức bài

xích họ mà có nghĩa là không thể để người ở chủng tộc khác đến tước đoạt chính quyền của dân tộc ta. Bởi vì, người Hán chúng ta có chính quyền mới gọi là có nước. Nếu như chính quyền bị người ở chủng tộc khác nắm giữ, thế thì dẫu cho rằng có nước đi nữa cũng đâu phải là nước của người Hán chúng ta.

(2) “Chủ nghĩa dân quyền” có nội dung chủ yếu là lật đổ toàn bộ chế độ quân chủ chuyên chế chứ không chỉ dừng lại ở lật đổ nền quân chủ chuyên chế Mãn Thanh. Ông nói: “Chúng ta lật đổ chính phủ Mãn, về việc đánh đuổi người Mãn Châu, đó là cách mạng dân tộc, còn về việc đánh đổ chính quyền quân chủ mà nói thì đó là cách mạng chính trị. Không thể chia ra để thực hiện làm hai lần. Nói đến kết quả của cách mạng chính trị tức là xây dựng chính trị dân chủ lập hiến. Xét tình hình chính trị hiện nay, dẫu cho người Hán làm vua đi nữa thì cũng không thể không tiến hành cách mạng”.

(3) “Chủ nghĩa dân sinh”, đó là cuộc cách mạng xã hội. Ông cho rằng: Chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển đã tạo ra sự cách biệt giữa giàu và nghèo. Sự cách biệt giàu và nghèo ngày càng tăng lên, nhất định phải dẫn đến cách mạng xã hội mà chủ nghĩa tư bản phương Tây không thể khắc phục được tình trạng giàu - nghèo vì không giải quyết vấn đề ruộng đất. Giải quyết vấn đề ruộng đất không phải là tịch thu ruộng đất của địa chủ, mà nhà nước đánh thuế theo giá trị ruộng đất làm cho người giàu không thể lũng đoạn được xã hội, sẽ không còn cách biệt giàu nghèo.

Về mục đích của học thuyết Tam dân, ông nói: “Tóm lại, mục đích cách mạng của chúng ta là mưu cầu hạnh phúc cho Trung Quốc. Bởi vì:

(1) Không muốn một số người Mãn Châu chuyên chế, cho nên mới làm cách mạng dân tộc;

(2) Không muốn cá nhân một ông vua chuyên chế, cho nên làm cách mạng chính trị;

(3) Không muốn một số ít người giàu có chuyên chế, cho nên làm cách mạng xã hội. Trong ba điều đó, nếu một điều không thực hiện được thì coi như không phải là ý nguyện của chúng ta. Sau khi thực hiện được ba điều đó thì đất nước Trung Quốc của chúng ta sẽ là một quốc gia rất “hoàn mỹ”.

Sau phong trào Ngũ Tứ (1919), dưới ảnh hưởng của cách mạng vô sản Tháng Mười Nga (1917), Tôn Trung Sơn đề xuất 3 chính sách: Liên Nga, Liên Cộng, Hỗ trợ Công - Nông. Những hạn chế của Tam dân kiểu cũ đã được khắc phục và chuyển sang chủ nghĩa Tam dân kiểu mới dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết tiến hóa và xem chế độ cộng hòa là lý luận tối cao mà nội dung chính:

(1) “Chủ nghĩa dân tộc” là: đối nội, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc; đối ngoại, “không ngoài mục đích loại trừ sự xâm lược của đế quốc”;

(2) “Chủ nghĩa dân quyền” là: thực hiện dân chủ nhân dân;

(3) “Chủ nghĩa dân sinh” là: người cày có ruộng và tiết chế chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w