Sự trưởng thành của tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời Phục hưng dân tộc (năm 939 TKXV)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 47 - 49)

III. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN CẬN ĐẠ

c. Sự trưởng thành của tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời Phục hưng dân tộc (năm 939 TKXV)

hưng dân tộc (năm 939 - TKXV)

Đến thế kỷ thứ X, sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền và phục hưng dân tộc để đủ sức đương đầu công khai với cường địch bành trướng bá quyền, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và sánh vai cùng cường quốc phương Bắc. Ở thời kỳ này, những tư tưởng chính trị cốt lõi của dân tộc đã phát triển một cách vững chắc cả lý luận và thực tiễn với những tư tưởng chính trị gia tiêu biểu cho sự lớn mạnh của quốc gia dân tộc.

- Sự khẳng định tầm vóc của một quốc gia dân tộc đủ sức sánh vai cùng thời đại. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long - Hà Nội) là nơi quần hùng bốn phương tụ hội, nơi địa linh nhân kiệt, nơi rồng cuộn hổ ngồi mới xứng đáng với sự trị vì của các chủ nhân của một quốc gia phát triển. Với cuộc đời chính trị và Tuyên ngôn độc lập thành văn đầu tiên của dân tộc - kiệt tác “Nam quốc sơn hà…”, Lý Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia dân tộc, vị thế Đế ngang hàng Hoàng đế Trung Quốc - một quốc gia phát triển nhất bấy giờ - cùng những tư tưởng yêu chuộng hòa bình với một sự hiếu sinh mà không hiếu sát, một dân tộc thiện chiến mà không hiếu chiến và luôn yêu chuộng hòa bình nhưng quyết chiến giữ gìn giang sơn gấm vóc của cha ông đã bao đời gây dựng. Qua “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã khẳng định sự độc lập và sự sánh vai cùng Trung Quốc bằng những luận cứ đanh thép hùng hồn với sự khác biệt về cõi bờ sông núi, phong tục tập quán, văn hóa lối sống, sự hùng cứ của các bậc Đế vương cùng truyền thống lịch sử bao đời gây nền độc lập và anh hùng hào

kiệt của mỗi bên qua từng thời kỳ. Áng văn này vừa là Tuyên ngôn độc lập thành văn lần thứ hai của dân tộc vừa là sự tổng kết lịch sử, sự đúc kết tuyệt vời khoa học và nghệ thuật chính trị, khoa học và nghệ thuật quân sự, đạo lý sinh tồn của con người Việt Nam.

- Tư tưởng về sức mạnh của tòan dân. Trần Quốc Tuấn với Hội nghị Diên Hồng, Hội nghị Bình Than và áng văn kiệt tác “Hịch tướng sĩ” thể hiện yêu cầu một cách tất yếu về sự tham gia vào công việc nhà nước của dân, cùng sự thống nhất về sức mạnh và lợi ích giữa giai cấp thống trị với “trăm họ” trong việc giữ gìn và xây dựng đất nước. Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bằng việc quy tụ hào kiệt khắp nơi, mở rộng lực lượng nghĩa quân đến cả mạnh lệ và khi chiến thắng, việc thưởng công cũng không bỏ sót một ai. Còn Lê Thánh Tông thì thực hiện chế độ “Quân điền” - quân đội vừa làm kinh tế vừa thường xuyên rèn luyện võ bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền quốc gia dân tộc, cuộc sống bình an của nhân dân.

- Tư tưởng về xã hội lòng dân và nhà nước thân dân. Cuộc đời chính trị của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện một đường lối chính trị “Khoan dân” trở thành “kế sâu bền rễ là thượng sách để giữ nước”. Nguyễn Trãi đã làm nổi bật lên một đường lối chính trị “Nhân nghĩa” là cội nguồn, là thước đo của mọi quốc sách, mọi chuẩn mực ứng xử; là nguyên tắc cốt tử cho việc giải quyết tất cả những vấn đề chính trị lớn nhỏ của quốc gia dân tộc; cũng vì nhân nghĩa mà đánh giặc, không chỉ nhân nghĩa với nhân dân của mình mà còn nhân nghĩa với kẻ đi xâm lược mình. Lê Thánh Tông với đường lối chính trị kết hợp giữa “Lễ trị” và “Pháp trị” dùng đức để thu phục nhân tâm và dùng pháp luật để “ngăn ngừa những việc chưa xảy ra” trên cơ sở phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Việc khen thưởng và xét phạt phải theo luật, không phân biệt quan hay dân. Thực hiện cải cách bộ máy hành chính, xây dựng hệ thống chính trị chặt chẽ từ trung ương đến tận các cơ sở, cải tổ bộ máy

làng xóm mà đặc biệt là cơ chế bầu chọn xã trưởng. Bộ máy nhà nước từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp hoạt động ngày càng có hiệu quả theo những giá trị nhân văn, quyền lợi kinh tế của phụ nữ cũng đã chính thức được thực thi bằng pháp luật. Với “Luật Hồng Đức”, các dấu hiệu của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở nước ta đã bước đầu được xác lập.

- Tư tưởng về tiền đồ của quốc gia dân tộc. Các nhà lãnh đạo chân chính của Việt Nam không chỉ quan tâm đến củng cố và xây dựng xã hội hiện tại mà luôn nghĩ về tiền đồ lâu dài của đất nước, của dân tộc. “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn còn thể hiện ở “mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau” mà “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận lợi thì dời đổi cho nền vận nước dài lâu, phong tục giàu thịnh”. Lý Thường Kiệt sẵn sàng cáo lão từ quan về an vui chốn điền viên để tạo thuận lợi cho việc triều đình nước ta đòi lại những vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc mà nhà Tống đã có dịp chiếm giữ trong chiến tranh. Trần Quốc Tuấn trước lúc ra đi còn để lại kế sách giữ nước lâu dài là “khoan thư sức dân”… Lịch sử của thời phong kiến Việt Nam không chỉ giữ gìn mà còn xác lập chủ quyền lãnh thổ, đồng thời, thực hiện sự bang giao thân thiện với các nước lân bang, tạo môi trường thông thoáng và bình an cho sự sinh tồn của con cháu ngàn đời.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w