Sự thích hợp tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc (179 TCN 938)

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 45 - 47)

III. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ CỔ ĐẠI ĐẾN CẬN ĐẠ

b. Sự thích hợp tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc (179 TCN 938)

chống Bắc thuộc (179 TCN - 938)

Năm 179 TCN, Triệu Đà (Trung Quốc) đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai, An Dương Vương thất thủ, đất nước bị các triều đình phong kiến phương Bắc cai trị. Bọn phong kiến phương Bắc đã áp đặt chế độ đô hộ hà khắc và chính sách đồng hóa một cách thâm độc, toàn diện và nhất quán trong hơn một ngàn năm đối với quốc gia - dân tộc ta. Sự phát triển tư tưởng chính trị Việt Nam giai đoạn này chủ yếu giải quyết đến vấn đề sinh tồn của con người và nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

- Tư tưởng bảo tồn và tiếp biến. Đấu tranh chống lại sự đồng hóa một cách toàn diện, bảo tồn những giá trị đã được xác lập ở thời dựng nước, lợi dụng chính sách “khai thác chư hầu” của bọn phong kiến phương Bắc để phát triển kinh tế - xã hội cho mình, tiếp thu văn hóa và những tư tưởng chính trị tiên tiến của Ấn Độ, Trung Quốc để nội sinh ra những giá trị mới về chủ quyền quốc gia dân tộc, làm cho quốc gia dân tộc tiếp tục phát triển theo tầm của thời đại trong điều kiện bị đô hộ - một sự phát triển độc đáo của dân tộc và con người Việt Nam.

- Khí phách quật cường của dân tộc. Liên tục khởi nghĩa đánh đuổi giặc ngoại xâm giải phóng đất nước, giành lấy chủ quyền quốc gia. Dù bị đàn áp tàn khốc nhưng mỗi khi giành được chính quyền, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện tư tưởng về xây dựng một nền độc lập dân tộc vững bền “Vạn Xuân” và cuộc sống thịnh vượng.

- Ý thức về một nền chính trị quốc gia riêng biệt ngang hàng với Trung Quốc. Đây là cả một quá trình tìm con đường và thể hiện trên thực tế bằng xương máu của bao thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau với ba xu hướng: Xu hướng trở về với nền chính trị ban đầu của dân tộc, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn gấm vóc, xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, khôi phục lại chế độ xã hội - chính trị thời Hùng Vương (Bà Trưng, Bà Triệu...). Xu hướng lập thành một nền chính trị tự trị, đánh đuổi giặc ngoại xâm, khôi phục nền độc lập, xây dựng nhà nước tự trị với sự lệ thuộc tương đối vào Trung Quốc (Sĩ Nhiếp, Lý Phật Tử, Phùng An…); tuy không tiêu biểu cho ý nguyện và sự phát triển của dân tộc nên không thể trở thành hiện thực lịch sử khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc nhưng trong điều kiện chưa thể đối đầu một cách trực tiếp, thẳng thắn và công khai với đối phương cường bạo thì điều đó phải chăng là một giải pháp khả dĩ để tồn tại! Xu hướng xây dựng một nền chính trị độc lập tự chủ, giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia ngang hàng với Trung Quốc (Lý Nam Đế, Triệu

Việt Vương, Mai Hắc Đế mà đặc biệt là Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ…); đã trở thành hiện thực sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán vào năm 938, mở đầu cho thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc - thời Phục hưng dân tộc.

Một phần của tài liệu Chương 1 LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w