IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CHỦ ĐẠO CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ HỒ CHÍ MINH
d. Tư tưởng về nhà nước của giai cấp công nhân
Thừa kế và phát triển tư tưởng nhà nước pháp quyền của nhân loại, Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập đến việc xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp; một hệ thống pháp luật dân chủ triệt để và tính nhân văn, 10 C.Mác, Ph Ăngghen. Toàn tập, tiếng Nga, t. 4, tr. 459.
11 43. V.I.Lênin. Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1978, t.43, tr. 11
pháp chế nghiêm minh theo hướng giải phóng con người. Theo Mác, ở Kant, nước cộng hòa với tính cách là nhà nước duy nhất hợp lý, trở thành định đề của lý trí thực tế không bao giờ thực hiện được, nhưng việc thực hiện định đề đó, luôn luôn là mục đích của chúng ta, và là đối tượng tư duy của chúng ta.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác - Ăngghen đặt vấn đề xây dựng một xã hội mà “tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người” và “giải phóng con người” là mục tiêu của một nhà nước pháp quyền kiểu mới, là nhà nước tổ chức được đời sống chung của nhân dân, bảo đảm được sự phát triển tự do tối cao và “phát triển toàn diện con người”. “Tự do” “là biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục tùng xã hội đó. Và, vào thời đại chúng ta, tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức nhà nước được xác định bởi mức độ chúng hạn chế “tự do của nhà nước”; giới hạn đó được xác định trong pháp luật mà cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước phải tuân theo.
Dân chủ là “do nhân dân tự quy định”, là bước chuyển từ xã hội thần dân sang xã hội công dân, là từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”. “Dân chủ là xuất phát từ con người” và “pháp luật cũng vì con người”. Trong xã hội mới, sẽ tạo ra những điều kiện cơ bản để giải phóng cá nhân, bởi lẽ, “xã hội sẽ không thể giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng mỗi một cá nhân riêng biệt” (Ăngghen). Và, do vậy, xã hội đó phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật, “Đối với chúng ta,… một điều bất di bất dịch là quan hệ giữa người cầm quyền và người bị lãnh đạo phải được thiết lập trên cơ sở pháp luật” (Ăngghen).
Lênin xác định rõ “Mục đích của chính quyền Xô Viết là thu hút những người lao động tham gia vào quản lý nhà nước”, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi nhằm giải phóng con người và phát triển toàn diện con người trong xã hội mới. Theo Lênin, không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện
được theo hai nghĩa: Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dân chủ. Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến thủ tiêu nhà nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ.
Lênin đã xác lập nhiều quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới như: “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước quá độ” để rồi chuyển dần tới một chế độ tự quản. Muốn vậy, trước mắt phải thực hiện chế độ dân chủ theo các hướng cơ bản: “Quyền bầu cử” được thực hiện ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công và dần dần được mở rộng, bầu cử theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín” là nguyên tắc tiến bộ nhất của nền dân chủ hiện đại; qua đó, những người lao động tự lựa chọn được người xứng đáng nhất thay mặt mình giải quyết và quản lý công việc của Nhà nước và xã hội. “Quyền tham gia quản lý nhà nước” của những người lao động “thay nhau” tham gia vào tổ chức và quản lý nhà nước nên mỗi lần bầu cử nhất thiết phải đổi mới thành phần đại biểu để có thêm nhiều đại biểu mới; đây là một trường học, một phương thức đào tạo cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có điều kiện tham gia vào quản lý nhà nước, ngày càng có nhiều người trưởng thành, thật sự trở thành cán bộ quản lý nhà nước kiểu mới. “Quyền bãi miễn” là quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chế độ dân chủ, thực hiện đúng vấn đề có tính nguyên tắc này sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri và xã hội, tức là “thực hiện sự phục tùng thực sự của những người được bầu cử đối với nhân dân”, là nguyên tắc nhằm thực hiện triệt để chế độ dân chủ, bảo quản quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. “Mọi cơ quan được bầu ra… đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân chính và đại biểu thực sự cho ý chí của nhân dân khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với người trúng cử được thừa nhận và áp dụng… từ chối không áp dụng quyền bãi miễn, trì hoãn thi hành quyền đó, hạn chế nó, thì như thế tức là
phản lại dân chủ và hoàn toàn từ bỏ nguyên tắc chủ yếu và nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu ở nước Nga”13.
Lênin cũng khẳng định vai trò của pháp luật và pháp chế trong quản lý xã hội mới là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải dùng phương pháp “căn cứ vào luật lệ của dân là điều kiện cần và đủ cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi triệt để”. Khi chuyển sang chính sách kinh tế mới, Người nhấn mạnh: “Những hình thức quan hệ mới được xác lập trong quá trình cách mạng và trên cơ sở của chính sách kinh tế do chính quyền thực hiện phải được thể hiện trong pháp luật và được bảo vệ về mặt tư pháp”. Có thể nói, Lênin là người đã sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa, và là người trực tiếp chỉ đạo xây dựng tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm pháp chế nghiêm minh và thống nhất.